• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Xử lý nợ xấu: Việt Nam đang đi theo kinh nghiệm quốc tế

Đăng ngày: 8/4/13

Các nhà nghiên cứu cho rằng, để XLNX, Việt Nam không nên theo đuổi một phương án ngắn hạn mà quy trình này cần được thực hiện theo từng bước bài bản, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quốc tế.

Lộ trình đúng hướng





Tiến trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD đang được Chính phủ và NHNN Việt Nam thúc đẩy quyết liệt. Trong đó, xử lý nợ xấu (XLNX) là một trong những ưu tiên hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã tích cực và chủ động đưa ra nhiều biện pháp để hóa giải vấn đề này. Đặc biệt, từ đầu năm 2013 đến nay, chúng ta đang thấy ngày càng rõ nét hơn về lộ trình XLNX bài bản của NHNN.

Về cơ bản, có thể thấy lộ trình này được xây dựng dựa trên các thông lệ và kinh nghiệm quốc tế (nhất là từ những cách thức mà nhiều nước trong khu vực đã tiến hành để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á những năm 1997 – 1998), trên cơ sở phù hợp với những điều kiện đặc thù của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.

Câu chuyện nợ xấu trở lên nóng bỏng cùng với trọng tâm tái cấu trúc hệ thống các TCTD được Chính phủ đặt ra. Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm “thu nạp” những quan điểm, kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trong đó có vấn đề XLNX theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Trong khi nhiều người trong giới chuyên gia tỏ ra bình thản với tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và XLNX (vì họ hiểu quá trình này vô cùng phức tạp), thì thị trường và các nhà đầu tư dường như lại “suốt ruột” hơn, khi cho rằng nhiều vấn đề liên quan đến XLNX vẫn chưa rõ ràng và những tiến triển đạt được là quá ít và chậm. Tuy nhiên, điểm chung trong các quan điểm và dư luận đều cho rằng, việc XLNX của Việt Nam hiện nay là cần thiết và cần thúc đẩy quyết liệt.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, việc XLNX trong tình huống rơi vào khủng hoảng hoặc tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ dẫn đến những tốn kém rất lớn về chi phí và thời gian. Tuy nhiên thuận lợi của Việt Nam là hệ thống các TCTD vẫn đang hoạt động rất ổn định.

“Dựa trên kinh nghiệm của các nước khác trong khủng hoảng tài chính châu Á, chúng tôi tin rằng vấn đề nợ xấu của Việt Nam có thể kiểm soát được, miễn là không vượt quá 20%”, Báo cáo mới cập nhật của Nhóm nghiên cứu toàn cầu - Ngân hàng Standard Chartered về kinh tế vĩ mô Việt Nam nhận định.

Trong các kịch bản về nợ xấu mà Nhóm nghiên cứu này đưa ra với Việt Nam, nếu trong trường hợp xấu nhất là mức nợ xấu lên tới 20%, tổng dư nợ, thì chi phí tái cấp vốn chỉ ở mức 14,9% GDP. Trong khi đó tại Thái Lan trong quá khứ, con số này lên tới 34% GDP.

Nợ xấu sẽ từng bước được giải quyết

Các tác giả báo cáo này cũng cho rằng, để XLNX, Việt Nam không nên theo đuổi một phương án ngắn hạn mà quy trình này cần được thực hiện theo từng bước bài bản, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quốc tế. Trong đó không thể thiếu những bước quan trọng gồm: Ghi nhận nợ xấu; Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR); Triển khai và tăng cường công tác quản trị; Sử dụng các kênh và nguồn lực để giải quyết nợ xấu; Xác định khung thời gian cho XLNX... Đây cũng là những bước đi và biện pháp được các chuyên gia trong và ngoài nước nhắc đến.

Thực tế, các bước đi này đã và đang được NHNN cụ thể hóa trong thời gian qua. Ví dụ, về ghi nhận nợ xấu, NHNN gần đây đã thường xuyên cập nhật về con số nợ xấu của hệ thống. Đồng thời, công tác phân loại tài sản có, trích lập DPRR cũng được chỉnh sửa tiệm cận dần với thông lệ quốc tế, thể hiện qua Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành tháng 1 vừa qua. Mức trích lập DPRR trên toàn hệ thống đã tăng đáng kể trong thời gian qua.

Standard Chartered nêu ra một số kênh để XLNX như: Các TCTD tự xóa nợ xấu; Cứu trợ từ ngân sách; Thành lập công ty quản lý tài sản (AMC); Thu hút vốn từ nước ngoài... Tại Việt Nam, các kênh khả thi nhất hiện nay là một mặt thúc đẩy các TCTD tự XLNX; đồng thời khẩn trương thành lập VAMC.

Hiện NHNN đã trình Chính phủ đề án thành lập Công ty này và dự kiến sẽ sớm được thông qua trong thời gian ngắn sắp tới để đáp ứng yêu cầu xử lý nhanh, có hiệu quả và bền vững nợ xấu của các TCTD, hướng đến thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời phấn đấu giảm nợ xấu của hệ thống các TCTD về mức an toàn (không quá 3%). Để XLNX trên bình diện cả hệ thống, sự cần thiết của một mô hình công ty AMC đã được chứng minh thành công ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Theo TS. Alan Phạm - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, sau khi VAMC được thiết lập, cần nhanh chóng công bố một lộ trình rõ, minh bạch về các bước tiếp theo như 6 tháng tới sẽ làm những việc gì; 6 tháng tiếp theo sẽ phải làm được những gì. “Chính phủ nên có những cột mốc để giải quyết được dứt điểm các vấn đề từ nay đến năm 2015. Nếu cần có thể giãn thêm thời hạn tới 2016, nhưng vấn đề là phải có lộ trình hành động rõ ràng, tránh việc chỉ đề cập cho có”, chuyên gia này nhìn nhận.

Một kênh khác cũng có thể hỗ trợ tốt cho quá trình tái cấu trúc TCTD cũng như XLNX là thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Trong đó, theo TS. Alan Phạm, nếu room sở hữu cho các NĐTNN tại các TCTD trong nước có thể nâng lên mức 40% - 49% thì chắc sẽ thu hút được sự quan tâm của dòng vốn này.

“Các NĐTNN không muốn chỉ là nhà đầu tư thụ động, tức là chỉ nắm quyền sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng đó. Họ cũng muốn có chân trong HĐQT và tham gia vào quá trình quản trị rủi ro ở ngân hàng mà họ quyết định đầu tư”, TS. Alan Phạm lý giải.

Hiện NHNN đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định việc NĐTNN mua cổ phần của các NHTM Việt Nam theo hướng nâng room cho đối tượng này. Hy vọng, khi Nghị định này chính thức có hiệu lực sẽ là một hành lang điều tiết quan trọng, qua đó giúp thu hút được sự quan tâm thực sự của các NĐTNN tại các ngân hàng nội địa.

Theo Đỗ Lê

Thời báo ngân hàng



Từ Khóa: PT, Chuyên Gia, Tái Cấu Trúc, Hệ Thống, Ngân Hàng, Đầu Tư, NHNN,


Tweet

Các tin tức khác

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016


Sacombank sẽ tạm ngưng dịch vụ internet banking và mobile banking từ tối 31/12 đến tối 01/01


USD ngân hàng lại tăng giá




Tin Thị Trường

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

phòng giao dịch giá vàng tín dụng trái phiếu thị trường niêm yết kết quả kinh doanh lợi nhuận chứng khoán việt nam bất động sản vn – index xuất - nhập khẩu kinh doanh hà nội bất động sản tài chính ngoại tệ giao dịch cổ phiếu khối ngoại doanh nghiệp nhnn lãi suất vàng kinh tế đầu tư tổng hợp nhận định - bình luận tin thị trường tin ngân hàng

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai