• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




USD và Euro vùi dập giá vàng

Đăng ngày: 24/5/2012

Vàng từ mốc cao nhất 1792 USD/ounce xuống mốc 1527 USD/ounce ngày 16 tháng 5, và trong ngắn hạn người ta dự báo rằng vẫn có thể giảm tiếp. Để trả lời cho câu hỏi vì sao lại thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mối quan hệ logic giữa vàng, USD và Euro.


Vàng và USD trong quan hệ đẩy sóng

Chúng ta đều biết cho dù ngày nay vàng không còn là một loại tiền tệ, nhưng vàng và USD vẫn là tài sản dự trữ quan trọng nhất của các nước trên thế giới, lượng dự trữ vàng của các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Italia luôn ở mức 60% trở lên, ngân hàng trung ương các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc thời gian gần đây cũng đẩy mạnh mua vàng vào dự trữ trước những biến động phức tạp của thị trường thế giới.

Cả hai đều cùng nguồn dự trữ ngoại hối quan trọng, cho nên nếu giá của USD tăng lên, người ta có thể bỏ vàng - một thứ tài sản có tỉ lệ lợi nhuận chẳng cao gì cho lắm lại đòi hỏi khoản phí bảo quản cao ngất ngưỡng, chuyển sang nắm giữ USD, hệ quả là giá vàng giảm sút.

Trong lịch sử, cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, sự hình thành của hệ thống USD ở phố Wall đã xác lập trở lại vị thế đồng tiền số 1 thế giới của USD. Kinh tế Mỹ cũng bước vào giai đoạn phát triển sáng sủa với lạm phát thấp, tăng trưởng cao. Giá của USD không ngừng tăng lên, ngân hàng trung ương các nước kéo nhau bỏ vàng, khiến cho giá vàng giảm liên tục suốt 20 năm.


Nếu niềm tin vào đồng USD không còn nữa, người ta sẽ lại tấp nập mua vàng, một thứ hàng hóa được xem là duy nhất độc lập với tiền tệ tín dụng của bất kỳ quốc gia nào, lúc đó giá vàng sẽ lại tăng lên. Đầu tháng 8 năm 2011, vì hành động nâng cao trần nợ công, chỉ số tín dụng của Mỹ bị đánh tụt một cách nghiêm trọng, lập tức đồng USD chịu cú sốc lớn, và phản ứng của thị trường ngay lập tức đẩy giá vàng lên mức 1700 USD/ounce, đến ngày 18 tháng 8 mức giá này lại nhẹ nhàng đạt ngưỡng 1800 USD/ounce, mấy hôm sau lại xác lập mốc cao lịch sử 1900 USD/ounce.

Kể từ khi hệ thống Bretton Woods system xác lập mối quan hệ giữa USD và vàng, thì mối quan hệ "cái này tăng thì cái kia giảm" (hay mối quan hệ đẩy sóng, chân sóng này thì đỉnh sóng kia) và ngược lại có thể nói là xuyên suốt nhất quán.

Tương tác giữa USD và Euro

Nếu muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa USD và Euro, thì cần phải tìm hiểu một chút về chỉ số USD: chỉ số USD là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp tình hình tỉ suất hối đoái của đồng USD trên thị trường ngoại hối quốc tế, thường được dùng để đánh giá mức độ biến đổi của tỉ suất hối đoái của đồng USD đối với một gói tiền tệ nào đó.

Nó thông qua việc tính toán tỉ suất thay đổi tổng hợp của đồng USD đối với một gói tiền tệ được chọn để cân đo đong đếm mức độ mạnh yếu của đồng USD. Các loại tiền tệ cũng như tỉ lệ hợp thành mà chỉ số USD lựa chọn như sau: euro 57,6%, Yên Nhật 13,6%, bảng Anh 11,9%, đô la Canada 9,1%, đồng SEK của Thụy Sĩ 4,2%, france của Thụy Sĩ 3,6%. Chỉ số USD tăng lên, nói rõ tỉ giá giữa USD với các đồng tiền khác tăng lên, tức đồng USD tăng giá trị. Tử cơ cấu tỉ lệ này, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng sự tăng giảm của đồng euro đối với chỉ số USD lớn đến mức nào.

Trên thực tế cũng như vậy: đầu năm nay các biện pháp trục vớt con tàu đắm Hy Lạp được thực thi thì euro tăng giá, chỉ số USD giảm xuống, giá vàng từ mức 1523 USD/ounce tăng lên 1792 USD/ounce. Đầu tháng 3 về sau, Goldman Sachs cho rằng kinh tế Mỹ phục hồi chậm, mức dự báo tăng trưởng của FED vẫn ở mức QE3. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã tăng cao, khiến cho giá đồng USD tăng vọt, song điều này cũng gây nên áp lực lên vàng, cho nên cũng khiến giá vàng lao dốc.


Từ đây có thể thấy, sự tăng giảm của chỉ số USD chỉ là sự thể hiện sự thay đổi tương đối trong hình thế quan hệ giữa nước Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sự tăng lên của chỉ số USD trong thời gian gần đây hoàn toàn không thể nói rằng bản thân nền kinh tế Mỹ đã có chuyển biến tốt, hình thế kinh tế Mỹ đã có sự cải thiện về chất, mà chẳng qua nó phản ánh khu vực châu Âu đang ngày càng khủng hoảng, nên ta có cảm giác kinh tế Mỹ đang tốt lên mà thôi.

Euro dậy sóng nhấn chìm vàng

Euro mất giá, chỉ số USD sẽ tăng lên một cách bị động; chỉ số USD tăng, thì các mặt hàng như vàng tất nhiên sẽ phải đi xuống vì chúng niêm yết theo USD. Điều này lý giải vì sao những ngày gần đây giá vàng thế giới rớt mạnh đến vậy. Trước đó hai nước Đức, Pháp kiên trì kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách, kết quả hoàn toàn không được như ý, phần lớn các quốc gia châu Âu rơi vào suy thoái, bản thân Đức cũng chưa thể xem là thoát khỏi tình thế khó khăn này.

Trong khi đó sự thất thế của các chính đảng ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng ở các nước trong khu vực đồng euro cũng khiến cho cục diện chính trị khu vực biến đổi mạnh mẽ. Sau khi kết quả bầu cử ở Pháp và Hy Lạp được công bố, đồng euro lập tức mất giá, công trái của Italya và Tây Ban Nha cũng chịu cảnh bị bán tháo trên thị trường.

Chịu ảnh hưởng bất lợi liên tục từ phía Hy Lạp, tỉ suất hối đoái giữa euro và USD thêm phần sụt giảm trong những ngày gần đây đến mức thấp nhất trong vòng bốn tháng qua, chỉ số USD tăng lên gần đạt điểm cao nhất (81,78) kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2010, giá vàng chịu áp lực cũng nhanh chóng sụt giảm đến mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2011 khi giá chốt phiên ở mức 1540 USD/ounce.

Tim Condon - chuyên viên về kinh tế châu Á, chủ tịch Ngân hàng ING nhận định, tuyển cử ở Hy Lạp là rủi ro trước mắt lớn nhất đối với châu Âu, "có hai khả năng có thể xảy ra: một là chính phủ mới sẽ chọn con đường tiếp tục ở lại khu vực đồng euro, hai là ly khai khỏi đồng tiền này và không tuân theo các thỏa thuận, giả sử khả năng thứ hai xảy ra, cú sốc đối với thị trường tài chính lúc ấy có thể so sánh với thời điểm tồi tệ Lehman Brothers sụp đổ năm 2008." Ông còn chỉ ra "Hiện tại, 70% người dân Hy Lạp muốn ở lại khu vực euro, 30% còn lại muốn rời bỏ, tỉ lệ này không phải thấp, cho nên, yếu tố chưa rõ ràng trong lựa chọn của Hy Lạp ẩn chứa nhiều nguy cơ rất lớn."

Patrick Honohan- Ủy viên Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu đã chỉ ra, Hy Lạp rút lui khỏi khu vực đồng euro sẽ làm suy giảm niềm tin của thế giới vào khu vực này, đem lại sự bất ổn, nhưng chỉ là mặt kỹ thuật, không đến mức sụp đổ. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp như thế nào sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến viễn cảnh tương lai của đồng euro, của tiến trình thống nhất châu Âu và cục diện tài chính thế giới, cá nhân tôi cho rằng, trước khi hết quả bầu cử của Hy Lạp chưa có kết quả rõ ràng, lựa chọn tốt nhất của chúng ta là né đồng euro, trông đợi vào vàng.



Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

chứng khoán tin thị trường việt nam kinh tế khối ngoại cổ phiếu tín dụng tổng hợp bất động sản ngoại tệ kinh doanh lãi suất nhận định - bình luận trái phiếu vn – index vàng phòng giao dịch hà nội xuất - nhập khẩu nhnn giá vàng doanh nghiệp tin ngân hàng giao dịch tài chính thị trường niêm yết bất động sản kết quả kinh doanh đầu tư lợi nhuận

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai