• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




"Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau"

Đăng ngày: 07/08/2014

 Các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam đều cho rằng không nên than phiền vì ở cạnh Trung Quốc nên bị phụ thuộc mà phải tận dụng lợi thế đó để vươn lên tự chủ.


Làm gì nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc là câu hỏi dễ có câu trả lời, nhưng rất khó thực hiện.

Tại cuộc hội thảo lớn ổ chức hồi giữa tuần qua với chủ đề "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau", quy tụ hầu hết các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các doanh nghiệp chủ chốt thuộc các lĩnh vực dệt may, cơ khí, nông thủy sản, gỗ…, vấn đề này cũng được nêu ra, song câu trả lời vẫn rất mơ hồ.

Hầu hết các ý kiến cho rằng, muốn giảm bớt phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần bớt "dễ dãi" với mình, tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào công nghệ để tìm ra sản phẩm chủ chốt, độc quyền để có lợi thế cạnh tranh.

Nhưng điều đó không hề dễ khi chính các doanh nghiệp Việt Nam dường như không hề mong muốn "thoát Trung". Ngược lại ngày càng "chơi thân" hơn với Trung Quốc bởi họ vẫn duy trì lối quản trị và kinh doanh cũ, dễ dãi nên chỉ "hợp" với Trung Quốc(!)

Dung than phien vi la lang gieng Trung Quoc

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc


Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

Nhận định về mối quan hệ giữa kinh tế Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá sâu vào kinh tế Trung Quốc và điều này có nguyên nhân từ chính chúng ta.

Để minh chứng điều đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh dẫn ra hàng loạt các ví dụ như Việt Nam đã trao quá nhiều công trình cho nhà thầu Trung Quốc theo phương thức hợp đồng tổng thầu EPC cụ thể như nhà máy xi măng, dự án nhiệt điện đốt than, giao thông, khai khoáng,...; lĩnh vực vận tải đường sắt, hàng không, đường bộ; du lịch và cuối cùng, các mối quan hệ này bị lợi ích nhóm chi phối mạnh.

"Tại sao chúng ta giao quá nhiều dự án cho nhà thầu Trung Quốc như vậy? Có bao nhiêu lợi ích quốc gia, bao nhiêu lợi ích cho ai? Trung Quốc là bậc thầy về mua chuộc, đút lót. Tình trạng kinh tế chúng ta phụ thuộc phải chăng là do lợi ích nhóm chi phối mạnh?, TS. Lê Đăng Doanh nêu vấn đề.

Câu hỏi gần như có câu trả lời ngay sau đó, khi chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh: "Việt Nam tự bằng lòng "ngủ yên" ở bậc dưới cùng của chuỗi giá trị, phần lớn doanh nghiệp duy trì cách quản trị và kinh doanh cũ, dễ dãi nên chỉ "hợp" với Trung Quốc".

Theo bà Lan, cơ cấu công nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu vào công nghiệp nặng, xem nhẹ các ngành sản xuất sản phẩm trung gian, bỏ rơi công nghiệp phụ trợ nên lệ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ các nước, chủ yếu là Trung Quốc do nước này có nguồn cung lớn, giá cả và phương thức mua bán thuận lợi.

Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng thô, một số ngành được coi là có thế mạnh xuất khẩu lại chủ yếu hưởng đơn giá gia công (dệt may, da giầy), giá trị gia tăng thấp. Toàn bộ lợi nhuận thu được nằm ở khâu trung gian rơi vào tay Trung Quốc.

"Một nền sản xuất chạy theo thành tích và kim ngạch xuất khẩu nhưng không biết rằng giá trị gia tăng từ xuất khẩu đang nằm trong tay doanh nghiệp khác", bà Lan chỉ ra yếu điểm.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Đặng Phương Dung - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, thừa nhận: Cho tới năm 2013, sau nhiều nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc thì vấn đề của ngành này vẫn là "nút thắt cổ chai", lệ thuộc tới 86% vào nguồn vải nhập khẩu, trong đó Trung Quốc chiếm tới 46% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.

Dung than phien vi la lang gieng Trung Quoc

Dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc

Xu hướng hội nhập để khai thác tối đa các lợi thế từ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại (FTA) được xem là giải pháp để thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn từ nguồn nguyên liệu Trung Quốc, tăng năng lực thiết kế, thương mại để chuyển từ sản xuất gia công là chính sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn.

Tuy nhiên, chính bà Dung cũng thừa nhận là "rất khó", bởi muốn xuất sang các nước phải chứng minh được nguyên vật liệu có xuất xứ từ trong nước, mà điều này là không khả thi với doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.

Trung Quốc có đáng sợ không? 

Khi căng thẳng trên biển Đông ngày càng leo thang, những nguy cơ từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn, thì việc tìm lối thoát để nền kinh tế trong nước vẫn phát triển ổn định nhưng không phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc là vấn đề bức thiết.

Trên thực tế, Trung Quốc hiện là nhân tố quan trọng trong thương mại hàng hóa toàn cầu; là một công xưởng của cả thế giới, xứ sở chuyên cung cấp hàng linh kiện trung gian. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang có những ưu điểm lớn, trở thành "mắt xích" quan trọng trong chuỗi kinh tế toàn cầu.

Với lợi thế đó, hiện nay rất nhiều nước muốn có quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Việt Nam đương nhiên không thể không chơi với Trung Quốc. Vấn đề là chơi cách gì để giảm sự phụ thuộc?

Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bài toán lớn nhất của tự chủ kinh tế trong một thế giới tương thuộc là phải tối đa hóa độc lập chủ quyền, tối đa hóa sự phát triển. Nhưng trong quá trình đó mức độ hội nhập, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế là tất yếu.

"Trung Quốc hiện nay là một quốc gia đang trỗi dậy, một nền kinh tế lớn và rất hấp dẫn. Vì thế chúng ta không thể không chơi với họ", ông Thành nói.

Tuy nhiên chính chuyên gia này cũng cảnh báo, chơi với Trung Quốc không dễ bởi Trung Quốc luôn phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan và không muốn chấp nhận luật chơi mà các nước lớn đề ra.

"Việt Nam phải tối đa hóa độc lập, chủ quyền, nhưng đồng thời cũng phải tối đa hóa sự phát triển. Việt Nam vẫn cần chủ động có những bước đi phù hợp để tránh được các rủi ro, đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững", ông Thành nói.

Với căng thẳng trên biển Đông và những đe dọa sẽ đóng cửa hàng loạt cửa khẩu với Việt Nam, TS Võ Trí Thành nhận định: "Đó không có gì đáng sợ, bởi nếu đóng cửa kinh tế với Việt Nam chính Trung Quốc cũng chịu thiệt hại lớn".

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận: "Tôi không nghĩ là Trung Quốc không dám "chơi mạnh" với Việt Nam".

Theo bà Lan, có thể với các công ty đa quốc gia thì Trung Quốc ngần ngại, nhưng với doanh nghiệp Việt Nam đừng nghĩ họ có thể tha. Ngay với cam kết quốc tế, luật Biển quốc tế rõ ràng đến thế họ còn làm (trái) được thì việc vi phạm các quy định WTO, FTA cũng có thể xảy ra.

Với nhận định này, bà Lan khuyến cáo: "Tỷ trọng thương mại, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là nhỏ, lợi ích nhỏ, họ sẵn sàng chịu, chứ ảnh hưởng với ta là đau hơn nhiều. Cho nên mình phải chuẩn bị tình huống xấu hơn".




Theo vietbao.vn



Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

tin thị trường kinh tế việt nam lợi nhuận nhận định - bình luận hà nội giao dịch doanh nghiệp khối ngoại giá vàng thị trường niêm yết lãi suất đầu tư vn – index tài chính xuất - nhập khẩu cổ phiếu tổng hợp bất động sản phòng giao dịch ngoại tệ bất động sản chứng khoán trái phiếu tin ngân hàng kết quả kinh doanh nhnn tín dụng kinh doanh vàng

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai