IMF | Thông tin về IMF



Ngày 27/5/2011, tại Hội nghị “Tương lai châu Á,” tổ chức ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ông Surin Pitsuwan -Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã kêu gọi các nước châu Á phối hợp đề cử một ứng cử viên cho chức Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).


Công cụ mới được gọi là “Các thống kê nợ khu vực công: Hướng dẫn cho người soạn thảo và người sử dụng” sẽ bổ sung cho công cụ  của Quỹ Tiền tệ quốc tế về “Cơ sở dữ kiện thống kê nợ công” hiện đang được sử dụng ở 35 nước.


Ngày 27/5, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro, Jean-Claude Juncker cảnh báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể phong tỏa việc giải ngân khoản thứ 5 trị giá 12 tỷ euro trong gói cứu trợ chung 110 tỷ euro của tổ chức này và Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp.


Quyền Giám đốc điều hành IMF, ông John Lipsky, nhấn mạnh chương trình hành động của IMF nửa cuối năm 2011 sẽ tập trung thúc đẩy 3 lĩnh vực ưu tiên.


Tối nay, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde sẽ công bố quyết định tham gia cuộc đua vào chức tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).


John Lipsky, người đứng thứ hai tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã được chỉ định làm quyền Giám đốc điều hành trong khi ông Dominique Strauss-Kahn vắng mặt.


Ngày 15/5 Người phát ngôn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông  William Murray cho biết, ông John Lipsky, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất, sẽ đảm nhận Quyền Tổng Giám đốc IMF khi ông Strauss-Kahn vắng mặt.


"Dominique Strauss-Kahn sẽ phản đối mạnh mẽ cáo buộc cho rằng ông quấy rối tình dục tại New York", luật sư của người đứng đầu Quỹ Tiền tệ IMF tuyên bố.


Việc bắt giữ người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Dominique Strauss-Kahn làm dấy lên câu hỏi ai sẽ là người tiếp theo ngồi vào chiếc ghế này khi cuộc khủng hoảng nợ công vẫn chưa chấm dứt.


Ngay sau khi ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt giữ do liên quan đến một vụ tấn công tình dục, IMF đã chỉ định ông John Lipsky làm Quyền Tổng Giám đốc.


EU và IMF đã đồng ý cung cấp một gói cứu trợ tài chính 78 tỷ Euro (112 tỷ USD) cho Bồ Đào Nha. Trong đó, EU sẽ đóng góp 2/3 số tiền và IMF tài trợ phần còn lại.


Hy Lạp lại gia tăng sức ép đối với Liên minh châu Âu (EU) khi Bộ trưởng Tài chính nước này George Papaconstannou cho biết Athens có thể cần thêm sự hỗ trợ tài chính từ EU.


Theo đại diện của ADB và IMF, khu vực Châu Á sẽ phải chú trọng hơn phát triển các thị trường trong nước, khuyến khích giao dịch thương mại nội vùng.


Bồ Đào Nha đã đạt được thỏa thuận với các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) về gói cứu trợ 78 tỷ Euro (116 tỷ USD) và được phép kéo dài thời gian để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.


EU và IMF tiến hành các cuộc đàm phán, xem xét việc gia hạn thời gian cho Bồ Đào Nha để nước này đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách như đã cam kết xuống 4,6% GDP trong năm nay và 3% trong năm tới.


Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa lên tiếng cảnh báo nợ ngân hàng và nợ quốc gia, đặc biệt là của các nước phát triển, đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.


Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng giá dầu, lạm phát tại châu Á cũng như những bất ổn tại Trung Đông sẽ tiếp tục là trở lực lớn đối với kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2012.


Theo Trưởng đại diện IMF, hành động chủ chốt trong gói giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát của VN là việc thắt chặt tiền tệ nhanh và cương quyết để giảm tăng trưởng tín dụng xuống 20%.


Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 18/2, trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo Tài chính" của Anh, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick kêu gọi thiết lập chế độ tiền tệ toàn cầu mới cho nền kinh tế thế giới đa cực mới.


Hôm nay, ban điều hành IMF chấp thuận khoản vay 22,5 tỷ euro (29,7 tỷ USD) trong 3 năm cho Ireland, trong động thái giúp hạn chế khủng hoảng nợ.