IMF | Thông tin về IMF



Tại Hội nghị Thường niên IMF/WB năm 2012 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 8-14/10/2012, đoàn Việt Nam đã có buổi làm việc với Bà  Indrawati - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) và Ông Shinohara - Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).


Ngày 6/11/2012, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng đã tiếp và làm việc với đoàn Đánh giá khu vực tài chính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) do ông Roberto Rocha và ông A. Javier Hamann làm đồng trưởng đoàn.


Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo 5 tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới kêu gọi các nước khu vực đồng euro (Eurozone) tiếp tục chính sách tiến hành các cuộc cải cách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và củng cố ngân sách quốc gia.


Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vừa lên tiếng cảnh báo nguy cơ nền kinh tế và  bộ máy nhà nước  bị tê liệt do ngân sách cạn kiệt và vì lý do chính trị, phe đối lập không chấp nhận để cho chính phủ phát hành công trái mới, đi vay trên thị trường.


Ngày 14/10 tại Tokyo, Nhật Bản, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke khẳng định không có bất kỳ lý do nào để có thể nói rằng chính sách kích thích tài chính và tiền tệ của Mỹ gây tổn hại cho các nền kinh tế đang nổi lên.


Ngày 13/10/2012, Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế (IMFC) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua tuyên bố chung với 6 nội dung cơ bản hướng tới những giải pháp quyết liệt để phục hồi sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng cho nền kinh tế toàn cầu.


Từ ngày 12 - 14/10/2012, tại Tokyo, Nhật Bản, đã diễn ra Hội nghị  thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) lần thứ 67 với sự tham dự của các quan chức tài chính, ngân hàng và các chuyên gia từ 188 nước thành viên.


Các quan chức khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cho biết, họ đang thỏa thuận để giảm nợ cho Hy Lạp bởi nước này khó có thể đạt được các kết quả cải cách cũng như mục tiêu nợ tương đương 120% GDP vào 2020.


Bên lề cuộc họp thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Bộ trưởng tài chính Tây Ban Nha Luis de Guindos đã tuyến bố, Tây Ban Nha không cần cứu trợ của IMF nếu nước này yêu cầu gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU).


Ngày 8/10 tại Luxembourg, các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng euro (Eurogroup)  đã nhất trí giải ngân 800 triệu euro (1 tỷ USD) trong khuôn khổ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Bồ Đào Nha.


Chiều 26/9 trên thị trường Tokyo, 1 euro chỉ còn đổi được 1,2876 USD và 100,13 yen, giảm so với 1,2902 USD và 100,36 yen trên thị trường New York vào cuối phiên trước (25/9).


Ngày 22/9, Bộ trưởng chuyên trách về đàm phán với các chủ nợ, ông Mihaly Varga cho biết, Hungary, quốc gia có tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất tại Trung Âu, đã bắt đầu đàm phán về khoản hỗ trợ tài chính vào tháng 7 sau nhiều tháng bị trì hoãn.


Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết sẽ hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vào đầu tháng 10 tới trong bối cảnh khủng hoảng châu Âu lan rộng.


Theo IMF, để có một “khoảng không” đủ cho việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng thì các nước cần có thời gian tăng trưởng ổn định từ 6 -7 năm.


Chiều 10/9, phái đoàn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã có buổi thăm và làm việc với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA).


Ngày 9/9 Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde tuyên bố IMF mong muốn đóng vai trò trong vạch kế hoạch và giám sát chương trình do ECB đề xuất mua trái phiếu từ các nước thành viên mắc nợ trong Khu vực đồng euro (Eurozone).


Thông tin này được đưa ra sau khi một số trang mạng và báo điện tử xuất hiện thông tin về việc Việt Nam đối mặt với nguy cơ phải xin cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải quyết nợ xấu.


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia sẽ được đẩy nhanh hơn trong năm 2013, từ 6,1% năm 2012 lên 6,6% năm 2013 (IMF) và 6,4% năm 2012 lên 6,7% năm 2013 (ADB).


Đại diện của IMF đồng thời cho rằng người dân hiện nay đã tin tưởng hơn vào VNĐ. Uy tín của NHNN đối với thị trường đã tăng lên.


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự đoán về nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong năm nay xuống 2,6%, thấp hơn so với dự báo 2,7% đưa ra hồi tháng 5, đồng thời cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng vọt.