EU | Thông tin về EU



Ngày 31/8, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra kế hoạch cải cách lĩnh vực ngân hàng của khu vực đồng euro (Eurozone), chuyển giao chức năng giám sát trực tiếp đối với 6.000 ngân hàng của Liên minh châu Âu (EU) cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).


Philippines có thể xuất khẩu các sản phẩm may mặc, da và thủy sản sang Liên minh châu Âu theo chương trình thương mại ưu đãi của EU nhằm mục đích hỗ trợ các nền kinh tế kém phát triển.


Ngày 27/8, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici khẳng định: "Chúng tôi rất quan tâm đến tương lai và sự ổn định của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).


Ngày 23/8, Hàn Quốc lần đầu tiên thừa nhận nền kinh tế nước này đã chứng kiến những thiệt hại phát sinh kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ tháng Bảy năm ngoái.


Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức có một chiến dịch truyền thông lớn khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi Trung Quốc để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.


Được ưu ái lớn về cơ chế, vốn và cả sự độc quyền trong nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đang thu lợi lớn trong khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp tư nhân “kêu trời”.


Ngày 20/7, Quốc hội Phần Lan đã thông qua gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 100 tỷ euro (122 tỷ USD) nhằm cứu hệ thống ngân hàng đang rơi vào khủng hoảng của Tây Ban Nha.


Theo Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng nước này trong tháng 5 tăng lên 8,95% từ 8,72% trong tháng 4. Tỷ lệ này sát mức cao nhất là 9,15% hồi tháng 2/1994.


Ngày 16/7, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos cho hay, có thể chính thức ký kết Bản ghi nhớ với các nhà lãnh đạo Khu vực đồng euro (Eurozone) thỏa thuận hỗ trợ 100 tỷ euro (122 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha.


Ngày 29/6 Quốc hội Đức đã thông qua hiệp ước tài chính và quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu nhằm giải quyết khủng hoảng nợ khu vực.


Cộng hòa Síp đã trở thành thành viên thứ 5 trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đề nghị một gói cứu trợ từ phía các đối tác trong liên minh tiền tệ này nhằm giúp vực dậy hệ thống ngân hàng đang rơi vào tình trạng khốn đốn.


Tổng số tiền viện trợ từ 27 nước thành viên EU trong năm 2011 đã giảm 1,5% xuống còn 50,86 tỷ euro (khoảng 63,76 tỷ USD) và đây là lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2002.


Ngày 11/6 Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định, NHTW châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ giám sát chặt chẽ khoản cứu trợ 100 tỷ Euro (125 tỷ USD) mà các tổ chức này mới chấp thuận cấp cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo mới nhất về kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2012 dựa trên những khó khăn về nguồn cung tại một số quốc gia trong khi nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường khác lại tăng.


Ngày 6/6 Chính phủ Romania đã quyết định cắt giảm 1/3 chi tiêu của các cơ quan và công ty nhà nước trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


Chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị cho một số cơ quan chức năng chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp đối phó trong trường hợp Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu - Eurozone.


Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét thông qua quỹ giải cứu tài chính khổng lồ trị giá 620 tỉ USD có tên gọi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) cần được sự phê duyệt của quốc hội 17 nước thành viên thuộc eurozone vào ngày 9/7 sắp tới.


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 5, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 500 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm lên 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, với mặt hàng chủ lực là tôm.


Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman van Rompuy cho biết ông sẵn sàng đi thăm Nhật Bản trong thời gian sớm nhất để bắt đầu các cuộc thảo luận đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với nước này.


Theo nhận định của Lucas Papademos, Thủ tướng kỹ trị đã rời vị trí sau cuộc bầu cử hồi đầu tháng, nền tài chính công của Hy Lạp rất có thể sẽ sụp đổ vào đầu tháng tới.