ECB | Thông tin về ECB



Chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị cho một số cơ quan chức năng chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp đối phó trong trường hợp Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu - Eurozone.


Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đang trải qua một thời khắc có ý nghĩa sống còn trong lịch sử, cần có một sự đột phá về đường hướng chính trị để có thể duy trì sự bền vững của khối.


Ngày 8/5/2012, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tổ chức lễ ký Hiệp định khung T2S - Dự án về hòa mạng thanh toán các giao dịch chứng khoán trong khu vực châu Âu, với thời gian bắt đầu triển khai hoạt động dự kiến vào năm 2015.


Ngày 17/4, cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat cho biết, lạm phát tại 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã tăng cao hơn so với thông báo 2,6% trước đó.


Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ không từ bỏ các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp nhằm giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực.


Theo Fitch Ratings, các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ đã tăng mạnh lượng trái phiếu của các ngân hàng châu Âu mà họ nắm giữ trong tháng trước, một dấu hiệu cho thấy niềm tin vào giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng châu Âu đã đi qua.


Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tất cả 10 quĩ thị trường tiền tệ tại Mỹ đã chấm dứt cho vay đối với các ngân hàng Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland từ cuối năm 2011 và hầu như rút khỏi cộng hòa Pháp.


Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết nếu Hy Lạp vỡ nợ có thể đẩy Italy và Tây Ban Nha vào nguy cơ cần tới sự trợ giúp bên ngoài để ngăn chặn rủi ro lan rộng và có thể gây ra thiệt hại tới hơn 1 nghìn tỷ EUR (1,3 nghìn tỷ USD) cho khu vực eurozone.


Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho biết, lượng tiền gửi qua đêm của các ngân hàng khu vực châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất từ trước tới nay khi đạt 776,9 tỷ EUR (hơn 1,04 tỷ USD), tăng hơn 60% so với ngày trước đó.


Trong thông cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nên hạ lãi suất cơ bản thêm nữa để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.


ECB có thể đã vô tình tạo ra đội quân “ngân hàng yếu” do các khoản nợ xấu chồng chất và tài sản rủi ro trên sổ sách, như đã từng diễn ra tại Nhật Bản trong những năm 1990.


Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở 1% khi tính tới tác động của các biện pháp thực hiện trước đó nhằm ổn định nền kinh tế.


Trong một bức thư gửi Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cho biết sẽ thúc đẩy quá trình cải cách đối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa và dịch vụ.


Ngày 3/2, những tin đồn về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ trợ giúp Hy Lạp tiến gần hơn đến một thỏa thuận tái cơ cấu nợ đã đẩy đồng euro lên giá so với đồng USD, sau khi vào đầu phiên "đồng bạc xanh" tăng mạnh hơn trước thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ.


Ngày 12/1, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Mario Draghi khẳng định một số nước chìm ngập trong nợ nần thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đang đạt được tiến bộ "rất đáng kể, quan trọng" trong việc có được các khoản tài chính theo đúng trình tự.


Các ngân hàng Italia, bao gồm cả ngân hàng lớn nhất UniCredit, Intesa Sanpaolo đã vay gần 1/4 tổng số tiền mà ECB cung cấp cho các ngân hàng eurozone.


Ngày 21/12 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cấp 489,19 tỷ Euro cho các ngân hàng thuộc Eurozone thông qua cơ chế đầu tiên về tái cấp vốn.


Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng áp lực lạm phát trong khu vực đồng euro sẽ giảm trong năm sau khi khủng hoảng nợ chặn đà tăng trưởng.


Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đưa ra cảnh báo trong báo cáo triển vọng vay vốn mới nhất trong tháng này, vốn vay của chính phủ các nước công nghiệp đã tăng vượt 10 nghìn tỷ USD trong năm nay và dự báo tăng cao hơn nữa trong năm 2012.


Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đã ảnh hưởng đến các thị trường tài chính toàn cầu, đẩy chi phí vay mượn đối với các ngân hàng tăng vọt và gây ra làn sóng bán tháo tài sản của các thị trường mới nổi.