• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Rủi ro sở hữu chéo ngân hàng

Đăng ngày: 2/3/12

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn và giá cổ phiếu rất thấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho “mạng nhện” sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng tiếp tục lan tỏa.

Lách luật bằng “mạng nhện”

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trước đó tỷ lệ này lần lượt là 10% và 20%. Tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, quy định “Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó”.

Sở dĩ Luật các tổ chức tín dụng và thông tư quy định giảm tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ chức xuống là nhằm làm cho ngân hàng có tính đại chúng hơn. Ngoài ra, các nhà quản lý lo ngại sự mất an toàn của hệ thống do tình trạng sở hữu chéo hoặc khi một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tỷ lệ lớn có thể lũng đoạn ngân hàng.

Tuy nhiên, thực tế những người muốn sở hữu tỷ lệ lớn hơn quy định không khó. Người chủ sở hữu thực sự có thể không cần đứng tên mà vẫn chi phối ngân hàng thông qua một người thứ ba. Bên cạnh đó, tình trạng đầu tư “lòng vòng” giữa các ngân hàng với nhau tạo thành một “mạng nhện” cũng khá phổ biến. Chẳng hạn một ngân hàng A nào đó đầu tư vào ngân hàng B, B đầu tư cho ngân hàng C, rồi C lại đầu tư vào A. Việc đầu tư chéo này có thể công khai trên sổ sách nhưng cũng có thể là không.

Thực tế, việc tìm thông tin về các tổ chức tín dụng mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác là điều hết sức khó. Rất ít ngân hàng công khai tỷ lệ đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác. Những trường hợp công bố chính thức như Vietcombank, Vietinbank không nhiều. Không những vậy, những con số cũng có thể chưa phản ánh hết thực tế việc sở hữu giữa các ngân hàng.

Thuyết minh báo cáo tài chính của ACB cho thấy số tiền đầu tư vào tổ chức tín dụng khác của ngân hàng này lên tới 950 tỉ đồng, tuy nhiên không ghi rõ đây là những tổ chức nào. Ngoài ra, ACB còn có số tiền đầu tư dài hạn là 3.144 tỉ nhưng không cho biết có bao nhiêu tiền đầu tư vào các tổ chức tín dụng. Có lần một lãnh đạo cao cấp của ACB tuyên bố là “cổ đông chính của Eximbank” song số liệu chính thức được biết đến thì ACB đang nắm một lượng khá lớn cổ phần các ngân hàng khác như Đại Á, Việt Á, Kiên Long, Sacombank, Techcombank...

Năm 2010, vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Nam chỉ khoảng 2.500 tỉ đồng, nhưng có con số đầu tư vào tổ chức tín dụng khác đến thời điểm 31-12-2010 lên tới 595,63 tỉ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính 2010). Tuy nhiên, không có chi tiết là Phương Nam đang đầu tư vào những tổ chức tín dụng nào.
Như vậy, giữa quy định trong luật và thực tế là một khoảng cách khá xa. Dù có bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu thì cá nhân và tổ chức tín dụng vẫn có trăm ngàn cách để lách.

Những rủi ro từ việc sở hữu chéo

Giữa năm 2010, ước tính số vốn để các ngân hàng tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 3.000 tỉ đồng theo quy định của pháp luật vào khoảng hơn 30.000 tỉ đồng. Bất chấp sự khó khăn của thị trường tài chính, cuối cùng tất cả các ngân hàng cũng đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá số vốn này “không thực chất” do các ngân hàng sở hữu chéo lẫn nhau hoặc các “ông chủ” dùng tiền vay để tăng vốn. Hệ quả là vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống tăng mạnh nhưng vốn thực góp lại không tăng tương ứng. Điều này đồng nghĩa với các hệ số đo lường độ an toàn của các ngân hàng như CAR, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản... không còn chính xác.

Bên cạnh đó, một rủi ro cần được tính đến là tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh. Chẳng hạn khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành “sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án rủi ro hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp lãnh đạo của ngân hàng chi phối lạm dụng quyền lực buộc ngân hàng mà mình có thể chi phối cấp tín dụng để phục vụ lợi ích cá nhân.

Một rủi ro khá lớn khác là khi các ngân hàng hình thành một “mạng nhện” thì sẽ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh ngân hàng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, công bằng mà nói, những ngân hàng nhỏ cũng được hưởng lợi khi ngân hàng lớn đầu tư vào, tuy nhiên trong những trường hợp như vậy cần phải có quy định, giám sát chặt chẽ, minh bạch thông tin để hạn chế những tiêu cực phát sinh.

Theo TBKTSG


Từ Khóa: Thông Tin, Ngân Hàng, NH, Quy Định, Giám Sát, Kinh Tế, Lãi Suất,


Tweet

Các tin tức khác

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016


Sacombank sẽ tạm ngưng dịch vụ internet banking và mobile banking từ tối 31/12 đến tối 01/01


USD ngân hàng lại tăng giá




Tin Thị Trường

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

giá vàng bất động sản cổ phiếu lãi suất kết quả kinh doanh doanh nghiệp việt nam xuất - nhập khẩu giao dịch tín dụng tin ngân hàng phòng giao dịch kinh tế ngoại tệ tài chính khối ngoại trái phiếu nhận định - bình luận đầu tư thị trường niêm yết lợi nhuận chứng khoán hà nội tổng hợp kinh doanh tin thị trường vn – index bất động sản vàng nhnn

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai