Đồng vốn của NHCSXH (VBSP) cho vay ủy thác qua các cấp Hội ND tỉnh Long An đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên, để thoát nghèo bền vững, nên cho các đối tượng vừa thoát nghèo được tiếp tục vay vốn với lãi suất cao hơn lãi suất hộ nghèo đang hưởng, nhưng thấp hơn lãi suất tại các NHTM. Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An Nguyễn Thị Ngọc Hạnh khi trao đổi với chúng tôi.
Phóng viên: Các cấp
HộiND
tỉnh Long An đã phối hợp với VBSP như thế nào để đồng vốn ưu đãi mang lại hiệu quả.
Trả lời:
Hội ND
tỉnh Long An đã phối hợp chặt chẽ với VBSP tỉnh Long An để triển khai các chương trình cho vay. Sự phối hợp này ngày càng đi vào nền nếp. Nhiệm vụ ủy thác vốn tín dụng chính sách cũng được xem là hoạt động trọng tâm của hội. Hiện nay các cấp
HộiND
tỉnh Long An được chia theo đơn vị hành chính với các chi hội tại các ấp. Một ấp có thể được chia ra thành nhiều tổ hội. Và để kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay của các hội viên, chúng tôi kết hợp chi hội trưởng của ấp kiêm luôn Tổ TK&VV nhận ủy thác vốn vay của VBSP. Việc kiêm nhiệm này cũng tạo điều kiện cho cán bộ hội nâng cao khả năng, kinh nghiệm trong tổ chức quản lý tài chính, sâu sát hơn với cơ sở. Hiện nay
HộiND
tỉnh Long An đang nhận ủy thác 9 chương trình cho vay, với dư nợ khoảng trên 500 tỷ đồng.
Phóng viên: Các chương trình tập huấn KHKT của
HộiND
có lồng ghép với tín dụng chính sách, để nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn?
Trả lời: Hàng năm
HộiND
và các Phòng Nông nghiệp huyện đều có sự phối kết hợp chặt chẽ để tổ chức nhiều lớp tập huấn KHKT. Năm 2011, đã có trên 100 nghìn lượt hộ được tập huấn, chuyển giao KHKT. Riêng Trung tâm hỗ trợ nông dân của
HộiND
tỉnh đã mở trên 30 lớp với 1 nghìn người được dạy nghề. Với những đối tượng vay vốn được chúng tôi kết hợp tập huấn KHKT và giải ngân luôn.
Phóng viên: Nói tới thành công của tín dụng chính sách không thể không kể tới các Tổ TK&VV?
Trả lời:
Hội ND
tỉnh có khoảng 1.050 Tổ TK&VV. Như tôi đã nói ở trên, hầu hết các cán bộ hội đều đảm nhiệm Tổ trưởng Tổ TK&VV và phối hợp tốt với các Phòng giao dịch VBSP. Chúng tôi cũng tổ chức tập huấn về nghiệp vụ ngân hàng cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV. Chúng tôi có phân loại ra tổ tốt, tổ trung bình, tổ yếu gắn với thi đua của cấp hội. Thường xuyên kiểm tra chuyên đề, kiểm tra lồng ghép cùng các chương trình công tác khác. Qua công tác kiểm tra các cấp
HộiND
đều báo cáo với VBSP tìm ra hướng xử lý để nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại hiệu quả.
Phóng viên: Từ kinh nghiệm của địa phương, theo bà, cần phải làm gì để nâng cao chất lượng của tín dụng chính sách?
Trả lời: Hiện nay, chúng ta xét các đối tượng vay vốn là hộ nghèo thông qua chuẩn nghèo. Hàng năm chúng tôi rà soát lại thì có những hộ thu nhập so với chuẩn nghèo thì đã thoát nghèo. Tuy nhiên, khi rút vốn họ lại gặp khó khăn vì các hộ này không có điều kiện để vay vốn các NHTM. VBSP cho vay tín chấp nên người dân dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn vay. Do vậy, theo tôi, Nhà nước nên tiếp tục cho các hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn dài hơn để họ phát triển sản xuất bền vững, tạo thêm điều kiện cho người dân tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập.
Tôi được biết, nhiều hộ vừa mới thoát nghèo, khi trả nợ cho VBSP, họ không có vốn, phải đi vay "tín dụng đen" với lãi suất cao. Khi lãi suất cao, quá sự chịu đựng của người nông dân thì họ lại rơi vào vòng luẩn quẩn tái nghèo.
Phóng viên: Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay tín dụng ưu đãi chủ yếu lấy nguồn từ ngân sách Nhà nước mà ngân sách Nhà nước thì có hạn?
Trả lời: Có thể nguồn vốn ngân sách không đáp ứng được cho các đối tượng này vay với mức lãi suất ưu đãi nên theo tôi có thể Nhà nước vẫn cho các đối tượng cận nghèo, hoặc vừa mới thoát nghèo vay vốn nhưng với lãi suất cao hơn lãi suất hộ nghèo nhưng thấp hơn lãi suất tại NHTM.
Phóng viên: Xin cảm ơn bà!
Quang Cảnh
Từ Khóa: