• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Ông Đặng Thành Tâm: 'Ngân hàng sẽ hết hấp dẫn'

Đăng ngày: 25/11/11

Nước ta là nước nông nghiệp, trên 70% dân số ở trong nông nghiệp, vì vậy mô hình phát triển nông nghiệp cần được coi trọng.

"Theo mô hình phát triển bền vững, ngân hàng sẽ không còn là ngành đầu tư hấp dẫn. Bản thân ngân hàng thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, cần tái cấu trúc toàn diện", ông Tâm nói với VnExpress bên hành lang Quốc hội.

Tái cơ cấu ngân hàng sẽ là chủ đề được đặc biệt quan tâm tại phiên chấn vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, dự kiến bắt đầu từ chiều nay. Là nhà đầu tư, cũng tham gia lĩnh vực ngân hàng từ đợt sốt 2006 đến nay, song ông Đặng Thành Tâm cho biết rất ủng hộ chủ trương tái cơ cấu toàn diện lĩnh vực này.

- Là một đại biểu Quốc hội thuộc khối doanh nghiệp, ông đánh giá thế nào về chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang đặt ra hiện nay?

- Theo quy luật phát triển kinh tế, tất yếu luôn xảy ra quá trình tái cấu trúc, đơn vị nào yếu quá và kém quá sẽ bị đào thải, những đơn vị không thể tự sống một mình sẽ bị các đơn vị tốt hơn thâu tóm. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, không tránh khỏi các quy luật kinh tế này. Bản thân ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, vì nó là nơi điều tiết dòng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Toàn bộ những vấn đề của nền kinh tế, nếu có, sẽ bộc lộ đầu tiên qua ngân hàng.

Thực tế thời gian qua cho thấy nền kinh tế đang có vấn đề mà hệ quả là vỡ tín dụng khá nhiều, kể cả tín dụng đen lẫn tín dụng chính thức của các ngân hàng. Do đó, tái cấu trúc và sáp nhập những ngân hàng yếu kém, để lành mạnh hóa hệ thống là chủ trương hết sức cần thiết và đúng đắn.

- Theo ông đâu là những điểm yếu lớn nhất của ngân hàng hiện nay là gì?

- Ngân hàng có vai trò điều tiết và lưu thông dòng tiền đến đúng nơi đúng chỗ. Tuy vậy việc thực hiện vai trò này thời gian qua còn nhiều bất cập, và dòng tiền đôi khi đi chệch hướng. Ví dụ như cần đi vào sản xuất thì lại lắt léo và chui qua phi sản xuất. Dịch vụ ngân hàng lẽ ra cần mở rộng cho vay cộng đồng dân cư, đối tượng vay nhỏ và vừa, hộ gia đình cá thể, để đa dạng hóa khách hàng và phân tán rủi ro, thì một bộ phận vẫn tập trung vào luồn lách cho vay phi sản xuất. Nguy hiểm hơn nữa là một lượng rất lớn tín dụng đã dồn vào một số đối tượng nhất định, làm cho dòng tiền không dễ đến với những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một bất cập nữa là nguồn nhân lực ngân hàng. Sự thiếu hụt khá trầm trọng dịch vụ nhân lực ngân hàng và việc chưa hợp lý hóa trong các cấp lãnh đạo của một số ngân hàng cũng là vấn đề đáng xem xét. Từ chỗ nhân sự yếu mới dẫn đến hậu quả là quản lý, điều hành giảm đi sự minh bạch, thiếu đi sự chuyên nghiệp, mà lại vướng vào duy ý chí. Và do đó dòng vốn mới dễ dàng chuyển hướng một cách lệch lạc.

- Hệ quả của việc dòng vốn dịch chuyển lệch lạc đối với chính ngân hàng là gì, thưa ông?

- Dòng vốn đến không đúng địa chỉ, hoặc tập trung quá lớn vào một số đối tượng khách hàng, sẽ trở thành nguy cơ rất lớn. Chỉ cần đối tượng đó gặp khó khăn, ngân hàng cho vay ngay lập tức khó khăn theo.

Nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam, nếu tính theo chuẩn Việt Nam, hiện vào khoảng 3%, tương đương 90.000 tỷ đồng. Nếu tính theo chuẩn quốc tế, con số này còn kinh khủng hơn thế nhiều lần. Đưa ra một ví dụ thế này, nếu một ngân hàng lớn tổng dư nợ 300.000 tỷ đồng thì đã coi như đã mất 9.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của ngân hàng đó cũng chỉ hơn 15.000 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu nói trên, nguy cơ họ mất trắng 50% vốn điều lệ, tức là đã vào trạng thái nguy hiểm.

- Theo anh, những đối tượng ngân hàng nào của Việt Nam hiện nay cần phải tái cấu trúc?

- Ngân hàng Nhà nước là người nắm rõ nhất ngân hàng nào yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ đổ vỡ. Theo ý kiến các chuyên gia và theo tờ trình Quốc hội về các giải pháp kinh tế năm 2012, các ngân hàng yếu kém cần được sáp nhập. Đây là một trong những biện pháp để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Như vậy các ngân hàng yếu kém sẽ là đối tượng đầu tiên để tái cấu trúc. Nhưng theo tôi, toàn bộ hệ thống ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng đều cần tái cơ cấu. Ngay Ngân hàng Nhà nước cũng cần đổi mới cách thức điều hành và kiểm tra giám sát để chủ động ngăn chặn kịp thời những hành vi sai trái.

Nợ khó đòi, nợ xấu đang gia tăng, bất kể ngân hàng nào trong hệ thống cũng đều phải xem lại chính mình. Bước đầu tiên là cơ cấu tự nguyện, ngân hàng tự cứu mình trước khi trời cứu. Bước thứ hai, nếu không tự tái cấu trúc được, thì sẽ tự tìm những ngân hàng tốt hơn để xin sáp nhập với họ. Sáp nhập tự nguyện như vậy sẽ bớt cay đắng hơn. Bước thứ ba mới là Nhà nước can thiệp, bắt buộc sáp nhập những ông yếu kém vào ông mạnh hơn, có đầy đủ năng lực để làm cho quá trình sáp nhập thành công, nếu nhầm lẫn trong sáp nhập, ông yếu lại vào với ông yếu quá, thì càng gay go.

- Nhưng khi chủ trương tái cơ cấu được công bố, nhiều người nghĩ ngay tới việc phải xử lý các ngân hàng nhỏ, đặc biệt là các ngân hàng chuyển đổi từ nông thôn ra đô thị. Ông nghĩ sao?

- Nếu lắng nghe thật kỹ báo cáo của Thủ tướng về kế hoạch 2012, sẽ thấy các ngân hàng yếu kém mới là đối tượng phải sáp nhập. Các chuyên gia kinh tế như ông Trần Hoàng Ngân khi trả lời VnExpress cũng nói rất rõ về việc này, tái cơ cấu để ngân hàng làm đúng việc phù hợp với năng lực của mình, nhỏ làm việc nhỏ, nếu họ vẫn lành mạnh thì cần gì sáp nhập. Một khi ngân hàng yếu thì phải sáp nhập, không kể nó to hay nhỏ. Nếu cứng nhắc nói sáp nhập ngân hàng nhỏ là hoàn toàn không chuẩn xác và phạm luật.

Thực tế vừa qua, những trường hợp bị Ngân hàng Nhà nước phát hiện vượt trần lãi suất và xử phạt đều là ngân hàng cỡ trung bình trở lên.

- Quá trình tái cấu trúc ngân hàng cần lưu ý điều gì?

- Tái cấu trúc ngân hàng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, cần làm quyết liệt, nhưng cũng hết sức thận trọng, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng và theo đúng cam kết hội nhập WTO. Cũng cần kiên quyết xử lý bất kể đó là ai, ngân hàng lớn hay nhỏ, nhưng cũng cần đúng liều lượng, trong quá trình xử lý cần tiếp thu các phản hồi để không ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống. Nếu không khéo, người dân lo sợ sẽ rút tiền hàng loạt sẽ là vấn đề nghiêm trọng. Cũng cần tránh tối đa những bất cập hoặc là đưa ra chính sách duy ý chí, chưa phù hợp với cam kết hội nhập, trong đó có cả hội nhập về ngân hàng.

Thời gian qua, do nóng vội thực hiện chủ trương tái cấu trúc ngân hàng, đặc biệt là sáp nhập ngân hàng, có lúc chính sách thắt chặt tiền tệ gia tăng liều lượng, khiến lượng tiền trên thị trường liên ngân hàng khan hiếm, lãi suất bị đẩy lên cao, có nơi đến trên 25%. Rất nhiều người vay tiền không được giải ngân theo đúng hợp đồng đã ký. Vì thế mà đã có những rung động khá mạnh trên thị trường tiền tệ, một số ngân hàng tầm trung gặp khó khăn lớn một cách bất ngờ, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải hỗ trợ. Cần điều chỉnh chỉnh chính sách một cách linh hoạt và phù hợp, nếu không người dân sẽ tiếp tục rút tiền mua vàng và đôla, làm thị trường tiền tệ thêm tiềm ẩn nguy cơ.

Quá trình tái cấu trúc, sáp nhập sẽ mất thời gian không ngắn, và bước đầu làm chi phí ngân hàng gia tăng. Nên trong ngắn hạn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, tái cơ cấu và sáp nhập là quá trình tất yếu đối với những ngân hàng yếu kém, công ty yếu kém, dù đau thương cũng phải làm, để lành mạnh hóa hệ thống, giúp lành mạnh hóa nền kinh tế.

- Ông dự báo thế nào về tương lai của ngành ngân hàng khi nền kinh tế được tái cấu trúc toàn diện?

- Trước kia các nước phát triển đi theo mô hình coi trọng dịch vụ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP là dịch vụ, mà đứng đầu là tài chính và bảo hiểm. Sau đó mới là công nghiệp và nông nghiệp đứng chót trong các lĩnh vực đóng góp vào GDP. Nhưng lịch sử phát triển kinh tế thế giới hàng chục năm nay cũng cho thấy các cuộc khủng hoảng từ trước đều xuất phát từ công nghiệp (khủng hoảng 1929-1933) và tài chính (2008-2012).

Như vậy cần xem lại mô hình tăng trưởng, nông nghiệp sẽ là mũi nhọn trong tương lai. Loại người hàng nghìn năm làm nông nghiệp nhưng trái đất vẫn bền vững, môi trường vẫn đảm bảo, và đặc biệt là chẳng có cuộc khủng hoảng thế giới nào.

Nước ta là nước nông nghiệp, trên 70% dân số ở trong nông nghiệp, vì vậy mô hình phát triển nông nghiệp cần được coi trọng. Tất nhiên cần đưa nông nghiệp vào giai đoạn phát triển mới, đó là giai đoạn nông nghiệp công nghệ cao, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.

Những ngành dịch vụ mà cốt lõi là ngân hàng dù vai trò rất quan trọng nhưng sẽ không "hot" như trước đây. Sẽ khó có thể tái diễn cảnh mọi người lao vào mua cổ phần ngân hàng cho dù ngân hàng vẫn đóng góp vai trò quan trọng cho nền kinh tế.

 

Theo Song Linh

VnExpress


Từ Khóa: Phát Triển, Kinh Tế, Quá Trình, Tái Cấu Trúc, Đơn Vị, DN, Doanh Nghiệp,


Tweet

Các tin tức khác

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016


Sacombank sẽ tạm ngưng dịch vụ internet banking và mobile banking từ tối 31/12 đến tối 01/01


USD ngân hàng lại tăng giá




Tin Thị Trường

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

doanh nghiệp bất động sản cổ phiếu tin thị trường xuất - nhập khẩu phòng giao dịch lợi nhuận tài chính giá vàng nhnn lãi suất bất động sản nhận định - bình luận vn – index kinh tế việt nam trái phiếu kết quả kinh doanh giao dịch ngoại tệ tin ngân hàng đầu tư chứng khoán tín dụng vàng hà nội thị trường niêm yết tổng hợp khối ngoại kinh doanh

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai