• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Nhà băng đua tăng lãi suất không kỳ hạn

Đăng ngày: 31/3/11

Thay vì mức lãi suất 2-3% như trước đây, nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất không kỳ hạn lên 10%, thậm chí 12% một năm sau khi có quy định rút tiền trước hạn phải chịu mức lãi suất thấp nhất tại nhà băng.

công bố biểu lãi suất huy động mới, điều chỉnh tăng mạnh ở tiền gửi đầu tư trực tuyến không kỳ hạn lên 6% - 9,6% một năm (trước đó từ 3,72% - 6% một năm). Cá biệt, tại SeABank, tiền gửi của khách hàng được hưởng lãi suất tới 9-12% một năm khi để tiền trong tài khoản SeaSave Smart.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết trong tuần qua, lãi suất bình quân kỳ hạn 2 tuần và lãi suất không kỳ hạn có xu hướng tăng, các mức biến động phổ biến từ 0,02% đến 0,41% một năm.

Theo lời phân trần của vị phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP HCM, trước đây khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhưng rút trước hạn vẫn được chi trả lãi suất theo thời gian thực gửi. Nay Thông tư 04 ban hành buộc các trường hợp này chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất nên nhà băng phải tăng lãi suất không kỳ hạn để giữ khách.

Một lãnh đạo nhà băng khác cũng cho rằng, bản thân Thông tư 04 ban hành rất đúng nhưng chưa đủ. Vì nếu khách hàng muốn vẫn có thể lách ở kỳ hạn siêu ngắn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần... mà vẫn được hưởng lãi suất cao. Do vậy, muốn giữ chân khách hàng, nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất không kỳ hạn lên cao để khách khỏi phải "đứng núi này, trông núi nọ".

Ông thừa nhận, chính sự tăng cao của lãi suất không kỳ hạn mà cơ cấu nguồn vốn này ở ngân hàng ông thay vì trước kia chỉ khoảng 10% tổng nguồn huy động thì bây giờ, tỷ lệ này gấp vài lần.


Đồng tình với quan điểm trên, một chuyên gia tài chính cho rằng, hiện nay đầu ra của các ngân hàng không tăng nhưng họ lại liên tục phải tìm cách hút vốn. Trong khi “trần” lãi suất huy động đang được giữ ở mức 14% một năm, ngân hàng rất khó hút vốn, buộc họ phải tăng lãi suất huy động không kỳ hạn để tăng tính hấp dẫn của tiền gửi.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, ngoài việc tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao để giữ chân khách cũng không loại trừ khả năng ngân hàng hút vốn này để cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng để bổ sung cho lợi nhuận.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 23/3 đạt xấp xỉ hơn 134.000 tỷ đồng. Trong tuần, các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm. Doanh số giao dịch qua đêm bằng tiền đồng đạt hơn 60.000 tỷ đồng, tương đương 45% tổng doanh số.

Trong khi đó, một thành viên trong Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cảnh báo, nếu các ngân hàng vẫn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất không kỳ hạn và để chúng chiếm tỷ trọng quá lớn thì tính rủi ro về nguồn vốn là rất cao. "Kinh doanh trong tình trạng dòng vốn chập chờn, lúc có, lúc không, lúc nhiều, lúc ít một cách bất chợt như vậy không những làm cho ngân hàng rất khó lên kế hoạch tài chính mà còn đe dọa thanh khoản của họ bất cứ lúc nào", ông nói.

Theo ông, trước tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường việc kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện những ngân hàng bị "bệnh nặng". Khi đó, có thể cấm các nhà băng này tăng dư nợ hoặc các biện pháp chế tài khác để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định chung của toàn hệ thống.

Tuy nhiên, theo vị này, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là nằm ở vấn đề đầu tư công. Kết quả rà soát, cắt giảm các dự án trong kế hoạch năm 2011 của 30 bộ, ngành ở Trung ương, 63 tỉnh, thành phố và 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đến thời điểm này chỉ mới cắt giảm được 1.387 dự án với tổng số vốn cắt giảm gần 3.400 tỷ đồng. Đây là một con số quá nhỏ.

Do đó, ông cho rằng, chỉ khi nào thực sự hạn chế tối đa những khoản đầu tư công không hiệu quả và đem vốn này dồn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh tư nhân thì tất yếu sẽ giảm được tổng cầu, giảm nhập siêu và kiềm chế được lạm phát. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và có thể tiến tới giảm lãi suất trong tháng 6 tới.

"Lúc này, những méo mó trong hoạt động tín dụng tất yếu sẽ không còn", ông nhấn mạnh.

Lệ Chi



Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016


Sacombank sẽ tạm ngưng dịch vụ internet banking và mobile banking từ tối 31/12 đến tối 01/01


USD ngân hàng lại tăng giá




Tin Thị Trường

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết