• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Lạm phát thấp, lo tăng trưởng

Đăng ngày: 28/8/12

Năm 2012 đã đi qua được 2/3 thời gian. Kết quả 8 tháng ra sao và khả năng cả năm sẽ như thế nào?

Trước hết cần nhận diện tổng quát qua tốc độ tăng/giảm một số chỉ tiêu chủ yếu 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước. Từ kết quả 8 tháng có thể nhìn đến cả năm về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu.

Kiềm chế lạm phát

Mặc dù không còn giảm như tháng 6, tháng 7, khi CPI tháng 8 đã bật tăng 0,63%, nhưng nếu tính chung 8 tháng vẫn là mức thấp nhất so với cùng kỳ của 8 năm trước đó; nếu tính theo năm của tháng 8 vẫn thấp nhất so với con số tương ứng của 12 tháng trước đó.

Điều quan trọng, từ diễn biến 8 tháng đầu năm, có thể dự báo về CPI trong thời gian tới. Đó là, CPI vẫn nằm trong “lạm phát mục tiêu” đề ra cho cả năm: ban đầu là dưới 10%, từ giữa năm được cụ thể hóa là 7- 8%, người viết dự đoán có thể còn thấp hơn, chỉ khoảng trên dưới 6,5%. Nói cách khác, lạm phát đã được kiềm chế, mục tiêu ưu tiên số 1 đã được thực hiện vượt mức và đây là một trong những kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.

Tuy nhiên, không vì việc kiềm chế lạm phát có khả năng hoàn thành vượt mức mục tiêu mà chủ quan thỏa mãn, bởi lạm phát cao có thể sẽ lặp lại do tác động của nhiều yếu tố. CPI trong thời gian qua tăng thấp có một phần quan trọng do giá lương thực, thực phẩm giảm; còn giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác ngoài lương thực, thực phẩm vẫn tăng cao, nhất là ăn uống ngoài gia đình, giáo dục, may mặc, mũ nón, giày dép, hàng hóa, dịch vụ khác. Giá lương thực, thực phẩm thì phụ thuộc vào thiên tai, dịch bệnh, vào giá thế giới - mà những yếu tố này lại diễn biến khó lường.

Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết 13/NQ-CP cùng với liều lượng tăng lên của các giải pháp đó (như tạm ứng 30 nghìn tỷ đồng ngân sách 2013, nới tốc độ tăng trưởng tín dụng cho hàng chục ngân hàng thương mại, tăng cung tiền hỗ trợ thanh khoản).

Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp coi đó là một thời cơ để đẩy giá làm tăng chi phí đầu vào và cộng hưởng với việc tăng giá theo của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.

Yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát cao đã phải mất nhiều thời gian mới hạn chế được, nay cũng những yếu tố tác động làm chứng khoán đao xuống, giá vàng vọt lên cao hơn nhiều so với giá thế giới chỉ cần lạm phát cao trở lại sẽ phá vỡ những kết quả đã đạt được.

Số liệu thống kê lịch sử cho thấy, CPI thường tăng cao hơn vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu đầu tư, sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng cao lên và cộng hưởng với nhau, trong khi năm nay, tăng trưởng tín dụng tính theo tháng sẽ cao hơn trong 4 tháng cuối năm để bù cho tốc độ tăng trưởng mang dấu âm hoặc tăng thấp trong 8 tháng đầu năm.

Để tránh lặp lại chu kỳ trên, có những điều đáng lưu ý:

Một, cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Hạ lãi suất huy động theo mức độ chậm lại của CPI là cần thiết để tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, giảm bớt khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, nhưng nếu hạ lãi suất huy động thấp hơn nữa, thì tiền trong lưu thông sẽ không vào ngân hàng; hoặc những ngân hàng yếu thanh khoản sẽ lại lách lãi suất huy động bằng các biện pháp tinh vi hơn, tạo cho cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quay trở lại.

Hai, cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tài khóa. Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, bội chi ngân sách còn lớn, cần giám sát chặt chẽ chi tiêu công, đầu tư công, nếu không sẽ làm tăng bội chi, làm cho lạm phát cao trở lại.

Ba, việc thực hiện lộ trình giá thị trường là đúng hướng và cần thiết, nhưng cần tránh điều chỉnh dồn dập nhiều loại trong cùng thời gian và thời gian liền nhau sẽ tạo ra lực cộng hưởng (lớn hơn từng lực riêng rẽ và cộng hưởng với yếu tố tâm lý).

Bốn, nguyên nhân sâu xa, yếu tố tiềm ẩn của lạm phát cao chính là hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp. Vì vậy, việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần được đẩy mạnh hơn, khắc phục sức ỳ của bước khởi đầu. Đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục tính giật cục, tính cực đoan trong điều hành và sự buông lỏng trong việc giám sát kiểm tra khi chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng.

Năm, cần khẩn cấp ổn định tâm lý của các nhà đầu tư và dân cư trước tác động khi nhà nước xử lý các hành động thâu tóm ngân hàng.
 
Lạm phát thấp, lo tăng trưởng

Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp coi đó là một thời cơ để đẩy giá làm tăng chi phí đầu vào và cộng hưởng với việc tăng giá theo của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.

Ổn định kinh tế vĩ mô

Ổn định kinh tế vĩ mô được xét ở hai quan hệ cân đối kinh tế chủ yếu là nhập siêu và bội chi ngân sách.

Nhập siêu trở lại nhưng ở mức thấp. Trong 8 tháng đầu năm có 4 tháng xuất siêu (tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 7) và 4 tháng nhập siêu (tháng 2, tháng 3, tháng 6, tháng 8). Sau 2 tháng suất siêu khá (tháng 6 là 361 triệu USD, tháng 7 là 559 triệu USD), tháng 8 đã nhập siêu trở lại (150 triệu USD). Nhưng đây là mức nhập siêu thấp so với tháng 2 (279 triệu USD), tháng 5 (527 triệu USD), tương đương với tháng 3.

Tính chung 8 tháng năm nay, mức nhập siêu thấp xa so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (62 triệu USD so với 6536 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (chưa đến 0,1% so với 10,5%).

Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân.

Có nguyên nhân quan trọng là xuất khẩu đạt kết quả khá. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng đã đạt 9169 triệu USD - đây là mức khá cao trong điều kiện xuất khẩu gặp khó khăn về giá cả, về thị trường. Nếu 4 tháng cuối năm nay duy trì được quy mô bình quân tháng như 8 tháng đầu năm, thì cả năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 110 tỷ USD, tăng trên 13,5% so với năm trước, vượt kế hoạch đề ra cho cả năm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tốc độ tăng so với năm trước.

Có nguyên nhân do kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm nay đã tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, thấp xa so với tốc độ tăng tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu (6,7% so với 17,8%). Nếu 4 tháng cuối năm giữ được tốc độ tăng như 8 tháng qua, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức gần 114 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu cả năm chỉ ở mức gần 4 tỷ USD, thấp nhất so với mức nhập siêu từ năm 2003 đến 2011.

Mức nhập siêu bình quân 1 tháng trong 8 tháng đầu năm là 9,177 tỷ USD. Nếu 4 tháng cuối năm giữ được mức bình quân này, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức trên 110 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu sẽ rất thấp, không vượt quá nữa tỷ USD. Nếu đạt được như dự đoán trên thì xuất khẩu và nhập siêu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.

Nhập khẩu tăng thấp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do có sự nỗ lực khắc phục các khó khăn về thị trường, về hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Có nguyên nhân do đã có nhiều biện pháp quản lý việc nhập khẩu, nhất là nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích hoặc hạn chế nhập khẩu. Có nguyên nhân quan trọng do việc đầu tư và tiêu dùng ở trong nước bị co lại.

Chính vì thế, việc nhập siêu giảm, bên cạnh nguyên nhân và kết quả tích cực, là tiền đề để chuyển vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối, cũng có mặt hạn chế, bất cập. Việc do sự co lại của đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước là nguyên nhân không mong muốn và đến lượt nó lại tác động tiêu cực đến sản xuất ở trong nước, đặc biệt là sản xuất là xuất khẩu.

Cân đối ngân sách năm nay có nhiều khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng vừa đạt thấp so với dự toán cả năm, vừa tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (nếu tính theo giá thực tế) và giảm (nếu loại trừ yếu tố tăng giá - riêng giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 10,41%). Trong đó, chỉ có thu từ dầu thô đạt và tăng cao, còn thu nội địa và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đều đạt và tăng thấp hoặc giảm.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách so với dự toán năm đạt cao hơn và tăng so với cùng kỳ năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời thì bội chi ngân sách sẽ cao hơn dự toán năm và cao hơn năm trước và bội chi ngân sách/GDP cũng sẽ cao hơn mục tiêu (4,8%) và cao hơn năm trước.

Tăng trưởng kinh tế


Theo dự đoán của các tổ chức quốc tế, của các chuyên gia và các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở trong nước, tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 đều thống nhất ở mức cận trên là 5,7%, còn mức cận dưới có sự khác nhau là 5,4% hoặc từ 5,3% trở xuống. Nếu đạt trên 5,32%, thì tăng trưởng của năm 2012 chỉ là “đáy” từ năm 2010 đến nay; nếu đạt dưới 5,32%, thì tăng trưởng của năm 2012 sẽ là “đáy” tính từ năm 2000 đến nay chỉ sau năm 1999.

Mặc dù các tốc độ tăng năm 2012 được dự báo là thấp so với năm trước và so với mục tiêu đề ra cho năm nay, nhưng có thể được coi là hợp lý, vì nhiều lẽ. Đạt được tốc độ tăng như trên trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những mặt còn khó khăn hơn cả năm 2009.

Vào năm 2009, mặc dù Việt Nam bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn có một số thuận lợi. Các doanh nghiệp còn có các nguồn lực được tích luỹ từ những năm kinh tế tăng trưởng cao trước đó. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức rất cao trong nhiều năm trước (năm 2009 tăng 37,73%, năm 2008 tăng 30%, năm 2007 tăng 51,39%, năm 2006 tăng 21,4%, năm 2005 tăng 19,2%).

Lãi suất vay ngân hàng còn ở mức thấp (khoảng 10%/năm), lại được Chính phủ cho hỗ trợ lãi suất 4%/năm (nên lãi suất thực trả của nhiều doanh nghiệp chỉ còn 6%/năm) và điểm quan trọng do có gói hỗ trợ thông qua cấp bù lãi suất đã có tác động kéo một lượng vốn lớn từ các ngân hàng thương mại (khoảng 440 nghìn tỷ đồng) ra để kích cầu đầu tư, tiêu dùng.

Nhờ vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh (tính đến nay Việt Nam đã có 663,8 nghìn), số doanh nghiệp bị ngừng sản xuất, phá sản không đáng kể.

Từ 2011 đến nay, các doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn lớn hơn. Các nguồn được tích luỹ từ các năm trước đã bị cạn dần; sau 2 năm lạm phát cao ở mức 2 chữ số; lãi suất vay lớn gấp rưỡi, gấp đôi 2009; tăng trưởng tín dụng đột ngột giảm mạnh (năm 2011 chỉ còn tăng 12%, 7 tháng đầu năm 2012 chỉ còn tăng 0,57%); tồn kho ở mức rất cao, diễn ra ở nhiều loại sản phẩm thuộc nhiều khâu, nhiều ngành, nhóm ngành, từ sản phẩm sản xuất, như lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế biến, xây dựng, đến hàng hoá, dịch vụ trong khâu lưu thông, đến bất động sản đến ứ đọng tiền vốn ở các ngân hàng thương mại.

Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong năm 2012 được dự báo thấp hơn trong năm 2011. Phù hợp với năm khởi đầu của công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng.

Trong khi nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng hợp lý, nhưng vẫn phải kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà đã phải tốn kém thời gian, công sức và khắc phục hiệu ứng phụ mới bước đầu thực hiện được.

Tăng trưởng kinh tế trở thành vấn đề lớn. Nếu không lo cho tăng trưởng thì tăng trưởng sẽ rơi xuống đáy không chỉ 3 năm mà có thể trong 10 năm và sẽ tác động xấu đến việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng nếu chạy theo tăng trưởng, mà nới lỏng quá mức tiền tệ, tài khóa thì lạm phát cao và bất ổn vĩ mô sẽ quay trở lại.
 
Theo Dương Ngọc
VnEconomy


Từ Khóa: KT, Kinh Tế Vĩ Mô, Chủ Yếu, Ngân Sách, Nhập Siêu, Tăng, Tăng Trưởng,


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

giá vàng tài chính chứng khoán xuất - nhập khẩu vàng nhnn vn – index lợi nhuận hà nội giao dịch lãi suất ngoại tệ kinh tế kết quả kinh doanh đầu tư tín dụng doanh nghiệp tin ngân hàng bất động sản kinh doanh nhận định - bình luận việt nam bất động sản trái phiếu tổng hợp phòng giao dịch cổ phiếu khối ngoại thị trường niêm yết tin thị trường

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai