Kinh tế Trung Quốc xuống đốc thảm hại
Đăng ngày: 6/6/12Mặc dù kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, nhưng công nhân xây dựng vẫn thất nghiệp hàng loạt và chỉ số tiêu dùng tháng Tư ở mức thấp nhấp nhất trong hơn 3 năm qua.
Một quan chức của chính phủ đã đưa ra lời nhận xét “kinh tế Trung Quốc đã xuống dốc thảm hại” dựa trên những đánh giá về tình hình địa ốc trên toàn quốc, xuất khẩu và cả niềm tin của giới tiêu dùng đều sụt giảm.
Mặc dù kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, nhưng công nhân xây dựng vẫn thất nghiệp hàng loạt và chỉ số tiêu dùng tháng Tư ở mức thấp nhấp nhất trong hơn 3 năm qua. Lượng đầu tư vào bất động sản ở mức thấp nhất kể từ năm 2001. Điểm đáng chú ý nhất là sự sụt giảm kinh tế lan đến cả các tỉnh vùng duyên hải, vốn dựa nhiều vào xuất cảng và tình trạng kinh tế thế giới, thậm chí đến cả những vùng hẻo lánh, kể cả các tỉnh nằm sâu trong lục địa, như tỉnh Tây An, Tây Bắc Trung Quốc.
Những khó khăn về kinh tế không mong muốn của Trung Quốc bắt đầu từ những nhà đầu tư táo bạo trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường tiêu dùng, do Trung Quốc là nơi tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới.
Nếu kinh tế Trung Quốc sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc đã tăng trưởng rất nhanh mà không gặp phải một trở ngại nào, và trở thành động cơ chính cho nền kinh tế toàn cầu, trong khi châu Âu vẫn phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công và nước Mỹ thì vẫn "tập tễnh" trong thị trường nhà ở.
Thống kê của chính phủ cho thấy giá nhà của hơn 50% trong tổng số 70 đô thị lớn tại Trung Quốc đã sụt giảm, trong đó có Tây An. Bản báo cáo của Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poors và Moody's cảnh báo hôm 24/5 cho biết, nhiều nhà đầu tư địa ốc Trung Quốc sẽ cạn vốn vì giá bán của các chung cư xuống thấp và họ vẫn còn nợ ngân hàng tiền lời vay vốn. S & P cũng cho rằng những nhà đầu tư có số vốn hạn chế dường như đang phải đối mặt với cuộc thử nghiệm về sự tồn tại của họ trong năm nay.
Diana Choyleva, một nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc có văn phòng tại Hồng Công cho biết kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 8,1% trong quý I/2012, con số lớn hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này cũng đã giảm so với quý IV/2011 và quý II/2012 được dự báo là khó có thể vượt qua con số của quý I.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự. Nhà nghiên cứu Choyleva cho biết: "Rõ ràng rằng nền kinh tế đã giảm sút nhiều hơn so với người ta tưởng cho đến tận gần đây. Họ đang có khó khăn trong tay".
Trung Quốc là một nước nhập khẩu quặng sắt và đồng lớn nhất thế giới, và Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của châu Âu về thiết bị nhà máy và hàng hóa đắt tiền. Mỹ sẽ ít bị ảnh hưởng vì kinh tế Trung Quốc xuống dốc vì tỉ lệ xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ ở mức dưới 1% trong tổng số sản lượng hồi năm ngoái.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008-2009, chính phủ đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá tốt do đó nhu cầu về nhà ở đã gia tăng khi người dân vùng quê lên đô thị tìm việc trong các hãng sản xuất, kinh tế. Trung Quốc lúc đó vẫn có thể phát triển trong khi kinh tế thế giới đã chững lại. Tuy nhiên, giờ đây thì thì dấu hiệu kinh tế khó khăn đã hiện rõ ở Tây An, một trụ cột của nền kinh tế vùng Tây Bắc Trung Quốc, nơi được coi là trung tâm chuyên chở và phân phối cũng như sản xuất từ máy cày đến bộ phận của máy bay.
Đầu tuần, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bày tỏ sự quan ngại về kinh tế Trung Quốc sau chuyến đi thị sát tại tỉnh Vũ Hán, khu vực trung tâm ở phía Đông. Sau đó, ông đã triệu tập phiên họp chính phủ hôm 23/5 và đã đưa ra một bản nghị quyết mạnh nhất về kinh tế Trung Quốc của chính phủ. Nghị quyết nêu rõ Chính phủ nên "đầu tư tăng trưởng ổn định tại những vị trí quan trọng hơn và tiến hành điều chỉnh chính sách ưu tiên và điều chỉnh mạnh mẽ hơn để phù hợp với xu hướng thay đổi".