• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Hệ lụy khi tôm nhiễm kháng sinh

Đăng ngày: 7/1/12

Nhiều lao động trong ngành thủy sản có nguy cơ mất việc vì nhà máy bị đóng cửa do Nhật Bản phát hiện dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép trong tôm xuất khẩu.



Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Fimex - Ảnh: Vân Trường

Chuyện thủy sản nhiễm kháng sinh kéo dài từ nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ nóng bỏng như hiện tại khi hàng loạt doanh nghiệp phải tạm ngưng xuất khẩu hoặc nằm trong diện sắp bị ngưng xuất khẩu.

Đổ tiền tỉ kiểm tra

 

 

"Quan trọng là hướng dẫn người nuôi làm đúng quy trình sử dụng kháng sinh, đồng thời có chế tài đủ mạnh để xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm"

 

Ông Phạm Anh Tuấn (phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản)

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2011 có 56 lượt tôm VN đã bị cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện có dư lượng kháng sinh enrofloxacin quá mức cho phép và buộc tái nhập về VN. Điều này không những gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành thủy sản trong nước, mà nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc một số thị trường đóng cửa với hàng xuất khẩu từ VN.

Anh Hoàng Thanh Vũ - phụ trách phòng quản lý chất lượng của một doanh nghiệp chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, đã gửi thư cho Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Nhà nước có biện pháp quản lý chặt chẽ tình trạng trên. Anh cho biết doanh nghiệp của anh đã ba lượt bị cảnh báo từ phía Nhật Bản, nếu thêm lần nữa sẽ bị Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) tạm ngưng có thời hạn xuất vào thị trường Nhật Bản. Lúc đó doanh nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có thể phá sản.

Đáng nói là không phải doanh nghiệp không nhận thức được nguy cơ của thủy sản nhiễm kháng sinh và thực tế họ đã chi thêm hàng tỉ đồng mỗi năm để kiểm tra nguyên liệu đầu vào, nhưng không thể phát hiện hết các lô nguyên liệu nhiễm kháng sinh này.

Ông Trần Văn Phẩm - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng - nêu thực tế năm 2011 doanh nghiệp ông phải chi gần 11 tỉ đồng cho kiểm tra kháng sinh tại doanh nghiệp. Hiện chất enrofloxacin đang bị đối tác Nhật, Canada kiểm tra rất gắt gao, có lúc công ty ông bị “giam” container tại cảng của các nước này 7-10 ngày khiến doanh nghiệp nhiều phen lao đao vì áp lực lãi suất ngân hàng và tiền thuê kho bãi.

Tương tự, anh Hoàng Thanh Vũ cho biết chỉ riêng tiền mà công ty anh bỏ thêm để kiểm tra chất lượng các lô hàng trong năm 2011 đã tốn hơn 4,75 tỉ đồng, chưa kể gần 2 tỉ đồng khác phải trả cho Nafiqad vùng 5 (Cà Mau) để cơ quan này kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu.

Không thể quản lý từ ngọn

Trước thông số các lô hàng thủy sản bị cảnh báo kháng sinh, ông Nguyễn Như Tiệp, cục trưởng Nafiqad, cho biết đã tăng cường kiểm tra chất lượng gắt gao hơn thời gian trước đây. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp lại cho rằng cách mà Bộ NN&PTNT (thông qua Nafiqad) nhằm tăng cường kiểm tra các lô hàng xuất khẩu thật ra không hề giúp nâng cao chất lượng nuôi tôm, mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi mất thêm chi phí kiểm tra.

Theo ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), kiểm soát thành phẩm không thể giải quyết được gốc của vấn đề khi người nuôi vẫn tiếp tục sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm và hoạt động kiểm soát ngưng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

Do đó, VASEP đã nhiều lần đề nghị Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) xem xét và sớm có các biện pháp triệt để cấm sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm, chỉ dẫn người nuôi chất thay thế đảm bảo ngăn ngừa từ gốc và tránh thiệt hại cho người nuôi và doanh nghiệp.

Ông Phạm Anh Tuấn, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết chưa thể cấm ngay việc sử dụng chất enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản vì tại các nước nhập khẩu như Nhật Bản, Mỹ... cũng không cấm mà chỉ quy định một hàm lượng giới hạn cụ thể.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết Tổng cục Thủy sản sẽ kiến nghị chuyển enrofloxacin từ “hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản” sang “cấm sử dụng”. “Hiện chúng tôi đang rà soát hết danh mục thuốc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để xem những thuốc nào chứa enrofloxacin, nếu có sẽ loại ra, không được phép sản xuất kinh doanh lưu hành tại thị trường VN nữa” - ông Tuấn nói.

 

Vẫn vô tư dùng kháng sinh

Enrofloxacin là chất kháng sinh có trong thuốc thú y nhưng hạn chế dùng cho động vật ở giai đoạn phát triển nhanh vì có ảnh hưởng đến thị lực. Trong thủy sản, enrofloxacin được sử dụng để kiểm soát môi trường và phòng trị bệnh cho tôm. Chất này nằm trong danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất thủy sản. Theo các nhà quản lý, ngưng sử dụng enrofloxacin trước khi thu hoạch 14-28 ngày thì dư lượng thuốc sẽ được đào thải ra ngoài hoặc giảm xuống mức cho phép, tuy nhiên việc này rất khó kiểm soát trong điều kiện nuôi tại VN. Tại VN, người nuôi tôm vẫn đang sử dụng phổ biến enrofloxacin trộn với thức ăn để trị bệnh gan cho tôm trong giai đoạn nuôi, đặc biệt đối với tôm chân trắng.

T.MẠNH - C.QUỐC - K.TÂM - V.TR.



Từ Khóa: , Tôm, Kháng Sinh


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

bất động sản đầu tư xuất - nhập khẩu lợi nhuận kinh doanh tài chính chứng khoán phòng giao dịch nhận định - bình luận cổ phiếu doanh nghiệp tin ngân hàng nhnn tổng hợp giao dịch bất động sản giá vàng kết quả kinh doanh lãi suất hà nội thị trường niêm yết kinh tế việt nam trái phiếu vàng vn – index khối ngoại ngoại tệ tin thị trường tín dụng

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai