Habubank mất tên sau khi sáp nhập vào SHB
Đăng ngày: 27/4/2012 Chiều ngày 25/4, Ngân hàng Habubank đã gửi đến cổ đông Dự thảo Đề án sáp nhật HBB vào SHB.
Theo đó, sau khi sáp nhập, ngân hàng mới sẽ có tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội với số vốn là 8.865.795.470.000 đồng. Như vậy, Habubank sẽ mất hoàn toàn tên tuổi khi sáp nhập và SHB.
Theo đề án đề xuất thì tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu của cổ đông HBB sau khi sáp nhập vào SHB theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất
Theo đề án trình Đại hội cổ đông của HBB vào ngày 28/4 sắp tới, lộ trình triển khai đề án sáp nhập thì công việc này sẽ trải qua nhiều giai đoạn.
Trong giai đoạn chuẩn bị, sẽ có ban nghiên cứu dự thảo phương án sáp nhập; hợp đồng sáp nhập; điều lệ ngân hàng sau sáp nhập; nhân sự ngân hàng sau sáp nhập. Thông qua ĐHĐCĐ các bên các hồ sơ tài liệu liên quan. Thực hiện các công tác kiểm kê, kiểm toán và các công tác phục vụ quá trình sáp nhập. Xây dựng Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập.
Tiếp theo sẽ phải hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu của NHNN; nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN; nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chứng; hoàn thiện Hồ sơ sáp nhập; nộp Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận cuối cùng về việc sáp nhập.
![]() |
Sau khi hoàn tất thủ tục, hai bên sẽ chính thức sáp nhập, đăng ký kinh doanh Ngân hàng NHSN (mạng lưới và công ty con). Chuyển giao và đăng ký tài sản cho NHSN. Chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế HBB. Thực hiện chương trình sau sáp nhập
Theo HBB, việc sáp nhập sẽ tạo ra một định chế tài chính có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng.
Trong ngày hôm nay, khi có những thông tin về chính thức công bố đề án sáp nhập tới các cổ đống đã khiến cổ phiếu SHB tăng giá. Những thông tin này trước đó đã không được gửi cho cổ đông mà theo nguyên nhân được giải thích là do những bàn thảo về chuyện sáp nhập chưa được thống nhất. Đến chiều tối qua, những thông tin này dường như đã được thống nhất để hôm nay hoàn thiện tài liệu gửi đến các cổ đông.
Hai cổ phiếu HBB và SHB đã tăng giá mạnh hơn và giao dịch nhiều hơn. Thay vì giao dịch "èo uột" 4-6 triệu đơn vị trong ba phiên vừa qua (20-24), tới cuối phiên giao dịch buổi sáng 25/4 HBB đã có tổng cộng gần 8,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng, với giá có lúc đã đạt trần 7.200 đồng/cp. Cổ phiếu SHB cũng có diễn biến tương tự khi tăng giá mạnh mẽ từ 10.900 đồng lên 11.400 đồng, thậm chí đã có lúc đạt mức giá trần 11.600 đồng/cp. Giao dịch tới cuối buổi sáng cũng đã tăng vọt lên gần 2,6 triệu đơn vị.
Ngay như trong phiên giao dịch sáng 25/4, mặc dù đã có gần 8,5 triệu cổ phiếu HBB được khớp lệnh nhưng cục chốt chặn bán ra ở mức giá trần (7.200 đồng/cp) với gần 6,5 triệu đơn vị và giá sát trần (7.100 đồng) với hơn 3 triệu đơn vị là một rào cản rất lớn để HBB có thể bứt phá lên được.
Giải thích những cổ phiếu chặn bán lớn được tung ra ngay từ đầu buổi sáng các phiên giao dịch như vậy, nhiều người cho rằng có quá nhiều nhà đầu tư mắc kẹt với cổ phiếu HBB trong vài tuần lình xình vừa qua. Họ bán rẻ thì không lỡ, mà bán cao thì không ai mua nên mới xảy ra tình trạng chất đống như vậy. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán hòa hoặc cắt lỗ HBB để chuyển qua cổ phiếu khác. Ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư bám sàn cho rằng các đại gia đang đè giá HBB xuống. Họ bán một mớ khổng lồ ở mức giá chốt chặn trên ngay từ sớm để ai đó có ý định mua cũng nhụt chí và người muốn bán thì phải bán giá rẻ hơn.
Theo họ, rất nhiều đối tượng muốn việc sáp nhập HBB-SHB được suôn sẻ. Muốn cổ đông HBB thông qua, thì buộc phải đè giá xuống tầm 7.000 đồng/cp. Nếu SHB nằm ở mức giá 11.000 đồng/cp thì HBB ở mức 8.000 đồng là hợp lý. Và nếu HBB muốn giá 8.000 đồng/cp thì phải sáp nhập, nếu không cổ đông sẽ chỉ được 7.000 đồng/cp. Và khi đó, chắc chắn cổ đông HBB khi đó sẽ nhanh chóng thông qua.