Tất cả các ngân hàng sẽ phải duy trì lượng vốn đệm tương đương với 7% tài sản có rủi ro, và thêm 1% đối với những ngân hàng lớn nhất.
Theo Dirk Becker, chuyên gia ngân hàng Kepler Cheuvreux tại Frankfurt, “Đây là hạn mức mà nhiều ngân hàng có thể đạt được.”
Yếu tố quyết định lượng vốn các ngân hàng có thể huy động phụ thuộc vào cách tính của ECB về mức độ rủi ro tài sản của ngân hàng. Hướng dẫn về phương pháp tính của ECB vẫn chưa được công bố và rất có thể cách tính mới sẽ khác với cách tính mà các ngân hàng đang sử dụng hiện nay. Do vậy rất khó xác định được những ngân hàng nào không đạt được yêu cầu của ECB về tỷ lệ vốn.
Tỷ lệ 8% của ECB vẫn thấp hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới.
Đầu năm sau, ECB sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ danh mục tài sản cần phải kiểm tra bổ sung. Sau đó ECB sẽ tiến hành kiểm tra mức độ ổn đinh của các ngân hàng trước những biến động của thị trường và đánh giá nợ công.
Ngưỡng 8% của ECB bao gồm 4.5% tỷ lệ vốn lõi cấp 1, tăng 2% so với quy định hiện thời của EU, trong đó tỷ lệ phần vốn đệm dự trữ là 2,5%. Thêm 1% nữa với những ngân hàng lớn có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính nếu những ngân hàng này gặp khó khăn.
Theo Marco Valli, chuyên gia kinh tế cấp cao của UniCredit Global Research tại Milan,“Mục tiêu chính của việc rà soát tài sản cho phép ECB có thể hiểu đầy đủ hơn chất lượng tài sản của các ngân hàng mà tổ chức này đang kiểm soát”. “Thiếu sự minh bạch trong bản cân bằng kế toán và sự khác biệt giữa các quốc gia là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực tới quan nhiệm của nhà đầu tư về mức độ rủi ro của ngành ngân hàng ở Châu Âu.”
Theo Gafin