• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Doanh nhân “thuần hóa ngựa biển”

Đăng ngày: 03/29/2015

Doanh nhân mở đường đưa “hải mã” - ngành dịch vụ công nghệ cao này vào Việt Nam là kỹ sư Nguyễn Lịnh Nhân Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hải Mã, theo gợi ý của cựu Tổng Giám đốc Vietsopetro Nguyễn Giao: "Ngành dầu khí cần ROV, cậu nghiên cứu xem sao. Không lẽ cứ lệ thuộc mãi vào nước ngoài".



Doanh nhân “thuần hóa ngựa biển”


Yếu tố an ninh vô hình trung trở thành rào cản gia nhập ngành. Thêm nữa, nhà sản xuất tuyệt đối không bán hàng cho khách hàng có nhân thân không rõ ràng để tránh khả năng bị làm giá.

Kinh doanh ngành “độc”

Kinh doanh ROV còn nhiều ràng buộc, chẳng hạn như cấm chuyển nhượng một số cơ phận nhạy cảm trong ROV cho bên thứ ba sử dụng vào mục đích khác.

Cơ phận thứ nhất là cánh tay rô bốt, có thể thao tác trong lò phản ứng hạt nhân. Thứ hai là chân vịt đặc biệt, giúp ROV di chuyển trong không gian ba chiều, đẩy ngư lôi nguyên tử với tốc độ cao mà không gây ra tiếng động. Thứ ba là thiết bị dùng để tính toán góc bay khi phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Chính vì vậy nên việc kiểm soát ROV cực kỳ chặt chẽ, các cấu kiện đều được đánh số, và lịch sử mua bán đều được lưu trữ. “Lần nhập bộ cánh tay từ Anh, hàng đã trả tiền nhưng tàu không được phép xuất bến do thiếu chữ ký của Bộ trưởng quốc phòng nước này. Chúng tôi phải nhờ SeaEye, một nhà thầu quốc phòng, đứng ra bảo lãnh”. Chủ tịch của SeaEye, Chris Tarmey, cũng chính là người huấn luyện ông Đức về ROV.

Việc ông đến với ROV xuất phát từ gợi ý của cựu TGĐ Vietsopetro Nguyễn Giao, rằng “ngành dầu khí cần ROV, không lẽ chúng ta cứ lệ thuộc mãi vào nước ngoài”. Tài liệu trong nước không có. Thông tin trên Internet sơ khai, chưa kể rất nhiều thuật ngữ. Mặt trái của ngành hẹp là cơ hội lớn, nhưng chủ yếu là niềm đam mê công nghệ “ngấm vào máu”, ông Đức thừa nhận quyết định dấn thân khi đã bước sang ngưỡng “ngũ thập”.

Năm 1976, ông Đức đến Hoa Kỳ. Vốn tiếng Anh lõm bõm, tiền không có, ông Đức quyết định học điện tử, vừa dễ kiếm việc làm, vừa phù hợp với thể trạng “ốm nhom”. Thành nghề, ông làm việc cho một hãng sản xuất máy ly tâm, dùng để lọc uranium. Tuy nhiên, cái gốc “dân nhập cư” khiến ông chỉ được tiếp cận với quy trình sản xuất ở tầng thấp. Vỡ mộng, ông nghỉ việc, thành lập Cty thương mại, phân phối sản phẩm cho ba thương hiệu Nhật Bản là JVC, Sansui và Sony ở Houston - được xem như thủ phủ của ngành dầu khí Hoa Kỳ.

Mối quan hệ của ông Đức với lãnh đạo ngành dầu khí khởi đầu từ việc ông hỗ trợ Petrovietnam tổ chức họp báo kêu gọi đầu tư trước khi Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại bang giao. Năm 1994, khi hai nước bình thường hóa quan hệ, ông Đức bán công ty riêng, về Việt Nam làm đại diện cho Tập đoàn Fairfield, đàm phán với Petrovietnam thành lập liên doanh Petrovietnam Golden (sau đổi tên thành Fairfield Vietnam hiện vẫn đang hoạt động), chuyên thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin địa chấn, làm cơ sở vẽ bản đồ mạng lưới thăm dò tìm kiếm mỏ dầu của Việt Nam. 

Vượt sự cố... triệu đô

Kết thúc khóa huấn luyện với Chris Tarmey, năm 2000 ông Đức thành lập Công ty Giác Thành, là đại lý duy nhất của SeaEye và Hydroxygen (cũng của Chris Tarmey) phân phối linh kiện đồng thời bảo hành sản phẩm tại thị trường Việt Nam. “Họ muốn mở rộng thị trường sang Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý khiến chi phí bảo hành, bảo dưỡng tăng cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Chẳng ai cho không ai cái gì”, ông Đức nhắc lại cơ hội “thọ giáo” Chris Tarmey. Qua năm 2001, Vietsopetro sở hữu ROV đầu tiên. Cũng trong năm này, sáu kỹ sư Việt Nam, trong đó có hai người của Giác Thành, qua Anh học về ROV. “Đến giờ, trên thế giới cũng chưa có trường đại học đào tạo về ROV”, ông Đức cho biết.

Sau 6 năm làm đại lý, ông Đức tiến thêm một bước dài, thành lập Hải Mã, cung cấp dịch vụ cho thuê và vận hành ROV, gồm khảo sát đáy biển, trợ lực khoan thăm dò, sửa chữa bảo dưỡng giàn khoan ngoài khơi… Lợi thế cạnh tranh của người đi sau được tạo ra bằng cách nhập linh kiện tự lắp ráp thay vì nhập nguyên con, khiến chi phí đầu tư giảm đến 70%. Hơn nữa, “tự ráp được thì sẽ sửa chữa rất nhanh khi ROV gặp sự cố”, ông Đức cho biết.

Tuy nhiên, sự cố đáng kể nhất của Hải Mã lại xuất phát từ đối tác. ROV chỉ là phần cứng. Còn vận hành ROV thì Hải Mã chưa chủ động được, phải thuê chuyên gia nước ngoài (supervisor). Khi chuẩn bị đưa ROV lặn xuống khảo sát giàn khoan cho Vietsopetro thì đội lái người Na Uy bất ngờ đòi tăng phí… thêm 1 triệu USD.

Đối tác liều lĩnh lật kèo có lẽ vì họ tin chắc Hải Mã không thể tìm được đội lái thay thế do sức ép về thời gian. Trên thế giới chỉ có khoảng 5.000 supervisor nhưng không phải ai cũng có thể lái ROV thành thục. Một sức ép đáng kể khác là nguy cơ bị khách hàng phạt hợp đồng do ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất có chi phí hoạt động lên đến cả triệu USD/ngày.

Khi ROV hoạt động, một số bộ phận trên giàn khoan của PetroVietnam phải tạm ngưng hoạt động. Nguy hiểm hơn, thương vụ với Petrovietnam lại là hợp đồng đầu tiên của Hải Mã. Nếu đổ bể, ông Đức không còn cơ hội làm lại. Tình thế nguy cấp như “cua đang lột” khiến ông Đức buộc phải quyết định táo bạo, nhờ đội lái của phía Việt Nam. “Làm nghề này tim phải khỏe”, ông Đức nhớ lại khoảng thời gian chờ đợi từ lúc ROV chui vào lòng biển đến khi nổi lên mặt nước. Khi được hỏi lý do tại sao các DN trong nước lại sẵn sàng hỗ trợ, ông Đức cho biết Hải Mã, Vietsopetro và TCty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí “hợp tác cùng phát triển”. Nhờ vậy mà Việt Nam giành lại 90% thị phần từ nước ngoài.   

Đầu năm 2014, Hải Mã đưa vào hoạt động ROV thứ bảy, nặng 4 tấn rưỡi, có khả năng xuống sâu đến 2.000 mét. Bể sông Hồng (lô 111, 112, 113) mà đối tác của Petrovietnam là Gazprom (Nga) dự kiến khoan thăm dò trong năm nay có độ sâu 1.650 mét. Trước đó, năm 2013, Hải Mã đưa thêm xưởng mới vào hoạt động, rộng 1.000 m2. Về nhân sự, dù vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài giám sát, nhưng vị trí trưởng xưởng đã được người Việt thay thế.

Có một yếu tố mà Hải Mã không lường được khi đầu tư mở rộng là rủi ro thị trường khi dầu rớt giá từ tháng 7/2014. Cắt giảm chi phí là “bài duy nhất”. Ông Đức thừa nhận việc mình không nhận lương để làm gương và đang vận động quản lý cấp trung tình nguyện giảm lương: “Phúc lợi cũng bị cắt giảm, chỉ có lương nhân viên là cố gắng duy trì. May mắn là chúng tôi không dùng đòn bẩy tài chính”.

Về câu hỏi liệu khi nào thị trường dầu khởi sắc, ông Đức tỏ ra thận trọng khi nhắc lại đòn trừng phạt Liên Xô của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Reagan năm 1982 khiến giá dầu thế giới rớt xuống 7USD/thùng. Mười năm sau, khi Liên Xô sụp đổ, dầu mới trở lại chu kỳ tăng giá. “Chúng tôi sẵn sàng cầm cự khoảng năm năm”, ông Đức cho biết.



Theo cafebiz.vn



Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

kết quả kinh doanh xuất - nhập khẩu ngoại tệ chứng khoán giá vàng bất động sản kinh doanh vn – index vàng đầu tư lãi suất việt nam thị trường niêm yết trái phiếu giao dịch nhận định - bình luận tín dụng cổ phiếu doanh nghiệp tin thị trường tổng hợp nhnn khối ngoại hà nội bất động sản kinh tế phòng giao dịch tài chính tin ngân hàng lợi nhuận

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai