CPI tại Mỹ, Nhật tăng nhẹ
Đăng ngày: 29/6/12Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank) về triển vọng kinh tế toàn cầu trong 6 tháng đầu năm, ngược với các nước đang phát triển, các nước thu nhập cao chỉ có chỉ số CPI tăng nhẹ.
Tại Nhật Bản, CPI đã tăng từ 1.9% tháng 9/2011 lên 2.5% vào tháng 4/2012, với sự kết thúc của thời kỳ giảm phát của nền kinh tế vốn bắt đầu từ năm 2010. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình này là việc các ngân hàng trung ương tăng cường hỗ trợ thanh khoản để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Sự giảm giá của đồng euro trong cuộc suy thoái tài chính mới đây đã hỗ trợ cho giá hàng hóa tăng lên và cũng làm tăng giá hàng hóa nếu tính theo đồng nội tệ với đồng đô la Mỹ mạnh lên.
Tại Hoa Kỳ, bên cạnh lượng tiền lớn được bơm vào để cải thiện thanh khoản, việc tăng giá dầu thô đã làm tăng chỉ số giá tiêu dung và thúc đẩy cho sự phát triển của các loại hình vận chuyển khác cũng như sử dụng các loại phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Lạm phát do các yếu tố nội địa cơ bản trong tình hình kinh tế yếu như hiện nay không phải là một vấn đề đáng lo ngại.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi (loại bỏ lương thực và nhiên liệu) đã tăng ở mức vửa phải tại Mỹ, Nhật và khu vực sử dụng đồng euro trong vòng 12 tháng qua. CPI tăng mạnh nhất ở Mỹ từ 1.3% lên 2.3% vào tháng 3/2012 do ảnh hưởng của giá nguyên liệu thô nhập khẩu tăng, quá trình tăng lương của các quốc gia khác ảnh hưởng đến nguồn cung của Hoa Kỳ và sự lan truyển của ảnh hưởng tăng giá này đã thúc đẩy cho sự tăng của CPI.
Cũng theo WB, các quốc gia sẽ trở về GDP tiềm năng vào năm 2013 và từ đó với điều kiện phát triển thuận lợi, sẽ tăng trưởng ngang bằng hoặc cao hơn so với mức GDP tiềm năng. Điều này có nghĩa là lạm phát sẽ tăng tốc nhẹ với các quốc gia đang phát triển và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và châu Âu, làm cho lạm phát toàn cầu nằm trong khoảng từ 2-2.5%.