• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




“Cần đặt hàng thêm cho chính sách tài khóa”

Đăng ngày: 9/5/12

Chính sách tiền tệ là chưa đủ và dư địa của nó đang thu hẹp, giải quyết khó khăn của kinh tế hiện nay cần đặt thêm “đơn hàng” cho chính sách tài khóa.

Đây là quan điểm của ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), khi trao đổi với VnEconomy về cơ chế áp trần lãi suất cho vay theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (8/5).

Thưa ông, ông bình luận gì sau khi Ngân hàng Nhà nước áp cơ chế trần lãi suất tiền vay như vậy?

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong Nghị quyết 11 về bản chất là sử dụng biện pháp giảm tổng cầu để chống lạm phát. Nhiều quốc gia khi chống lạm phát thường sử dụng hai biện pháp đồng thời là giảm tổng cầu và giảm cung ứng tiền. Trong khi đó, Việt Nam lại sử dụng biện pháp giảm tổng cầu là chủ yếu.

Đến nay, chúng ta đã nhìn thấy tác động tích cực từ sự lựa chọn đó. Đó là lạm phát đã được kiểm soát khi tốc độ tăng CPI chững lại, tháng sau thấp hơn tháng trước, quý sau thấp hơn quý trước. Thậm chí, có nhiều chuyên gia đánh giá rằng, nền kinh tế đang có dấu hiệu của thiểu phát.

Tuy nhiên, khi giảm tổng cầu thì nhu cầu nền kinh tế bị giảm xuống, điều đó có nghĩa, doanh nghiệp bán hàng chậm hơn, tồn kho tăng thêm, luân chuyển hàng hóa vật tư chậm lại và doanh nghiệp bị thiếu nguồn tiền để trang trải các nghĩa vụ tài chính, trong đó có việc trả nợ cho ngân hàng. Cũng vì thế, khả năng sản xuất kinh doanh bị giảm sút mạnh, thất nghiệp tăng thêm, tăng trưởng kinh tế chững lại.

Tôi cho rằng, đó là cái giá phải trả trong quá trình chống lạm phát. Bởi vì bất cứ chính sách nào cũng có tính hai mặt đối lập, buộc phải đánh đổi và chọn lựa khả năng nhiều tích cực hơn.

Trước tình hình như vậy, việc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tiếp tìm cách giảm lãi suất tiền gửi tiền vay; đặc biệt, ngày 4/5, Ngân hàng Nhà nước thiết lập trần lãi suất tiền vay đối với khu vực sản xuất ở mức 15%/năm là giải pháp quyết liệt và rất cần thiết.

Việc hạ lãi suất tiền gửi, chặn lãi suất tiền vay 15%/năm như hiện nay có tác động cụ thể như thế nào đến thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh, thưa ông?

Trước khi nói đến điều này, chúng ta phải nghiên cứu đến 4 tình huống lựa chọn của chính sách tiền tệ: thiết lập hai trần lãi suất tiền gửi - tiền vay; tự do hóa lãi suất hoàn toàn; duy trì trần lãi suất tiền gửi, không đặt trần lãi suất tiền vay và cuối cùng là thiết lập trần lãi suất tiền vay, mở trần lãi suất tiền gửi.

Trong 7 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã ý thức được việc lựa chọn cơ chế kiểm soát lãi suất trong việc tác động đến lạm phát. Đó là sự lựa chọn đúng đắn.

Với lãi suất thấp tiền vay xuống 15%/năm so với mức 17% - 18%/năm trước đó thì doanh nghiệp đã tiết giảm được chi phí đáng kể, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa.

Theo ông, có nên công khai dư nợ được hưởng lãi suất 15% để tránh dị nghi ngân hàng làm… “màu”, nói là giảm nhưng chỉ là tượng trưng?

Tại sao lại không? Phải thống kê tỷ trọng tín dụng cụ thể với lãi suất để biết nền kinh tế được hưởng bao nhiêu tiền với lãi suất 15%/năm. Chỉ có điều, trong lúc khó khăn như hiện nay, ngân hàng không dễ gì tìm được doanh nghiệp tốt để cho vay.

Thực tế hiện nay ngân hàng muốn cho vay lãi suất 15%/năm chứ, bởi họ đang phải gửi vốn trên liên ngân hàng với lãi suất chỉ trên dưới 5%/năm. Nhưng đẩy mạnh cho vay ra cũng khó, bởi sau một thời gian dài khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ, hàng tồn kho nhiều, nhu cầu vay của doanh nghiệp đã hạn chế.

Từ trước đến nay, mỗi khi lạm phát, doanh nghiệp gặp khó khăn thì tiền tệ luôn là công cụ để thực hiện các điều chỉnh vĩ mô. Ông nghĩ gì khi lần này cũng giống như nhiều lần trước?

Trên thực tế, lãi suất là một cấu phần trong chi phí doanh nghiệp, việc giảm lãi suất sẽ góp phần giảm giá thành, giá bán. Nhưng phải thấy rằng, dư địa của chính sách tiền tệ đã hạn hẹp, dù có nỗ lực hơn cũng chỉ đến thế.

Tôi thấy vấn đề bây giờ không đơn thuần chỉ sử dụng công cụ lãi suất mà Chính phủ cần nhanh chóng tạo ra cơ hội kinh doanh và đầu tư, nhất là sau một thời gian dài, doanh nghiệp phải chịu đựng sự khắc nghiệt của chính sách giảm tổng cầu. Nói cách khác, cần nhanh chóng kích cầu trong nền kinh tế, nếu không thì mọi việc sẽ quá muộn.

Và để kích cầu thì khu vực đầu tiên chính là đầu tư công, bởi đây là đầu mối kích hoạt các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải quyết lao động, việc làm. Với Việt Nam hiện nay, chỉ có những gói kích cầu quy mô lớn thì mới nhanh chóng đưa nền kinh tế ra khỏi một phần khó khăn. Nói cách khác, phải đặt ngay các “đơn hàng” cho chính sách tài khóa.

Tất nhiên, đầu tư công và chi tiêu của Chính phủ vẫn gặp phải vấn đề là tính hiệu quả, phải chịu áp lực giám sát về hiệu quả.

Nhưng hẳn là ông cũng biết, ngân sách nhà nước đang rất khó khăn, càng gia tăng chi tiêu, mức độ thâm hụt càng lớn, nên giải bài toán này như thế nào?

Như tôi đã nói, đầu tư công là đầu mối để kích hoạt các vận động cần thiết của nền kinh tế. Vấn đề là tính hiệu quả của nó. Chúng ta không quá lo về thâm hụt ngân sách. Vì sao? Vì khi kích hoạt để nền kinh tế hồi phục và khởi sắc trở lại, doanh nghiệp sẽ nộp thuế nhiều hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, Nhà nước sẽ tăng thu hơn.

Thử nhìn từ kinh nghiệm của Mỹ. Chúng ta đã thấy Quốc hội đồng ý cho Tổng thống Obama nâng trần nợ công nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách. Đối với Việt Nam, giải pháp tốt nhất là Chính phủ nên cam kết với quốc dân sử dụng vốn ngân sách thật hiệu quả khi đầu tư vào các dự án công; đồng thời, có cơ chế giám sát chặt chẽ, chắc chắn vấn đề kích cầu đầu tư công sẽ thành công.

Kinh tế Mỹ gần đây khởi sắc chứng tỏ chính sách của họ đang đi đúng hướng và Việt Nam cần tham khảo.

Tôi được biết, Chính phủ đang có kế hoạch tung ra gói hỗ trợ sản xuất có giá trị 29.000 nghìn tỷ đồng trong thời gian tới. Đó là hành động cần thiết và nên triển khai sớm.

Theo Nguyễn Hoài
Vneconomy


Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016


Sacombank sẽ tạm ngưng dịch vụ internet banking và mobile banking từ tối 31/12 đến tối 01/01


USD ngân hàng lại tăng giá




Tin Thị Trường

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

khối ngoại cổ phiếu hà nội nhnn giao dịch chứng khoán giá vàng kinh tế phòng giao dịch doanh nghiệp bất động sản lợi nhuận tài chính việt nam tín dụng tổng hợp tin ngân hàng nhận định - bình luận xuất - nhập khẩu vn – index vàng thị trường niêm yết ngoại tệ bất động sản lãi suất trái phiếu kết quả kinh doanh tin thị trường đầu tư kinh doanh

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai