• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Các “ông lớn” cà phê đang ở đâu giữa “ma trận” cà phê bẩn?

Đăng ngày: 08/01/2016

Sau hàng loạt động thái gần đây của cơ quan chức năng và truyền thông trong việc phanh phui và lên án nạn cà phê bẩn, độc, trộn đang diễn ra tràn lan trên thị trường cà phê Việt, người tiêu dùng kỳ vọng nhà sản xuất, đặc biệt là các “ông lớn” trong ngành cà phê để minh bạch sản phẩm...


Tuy nhiên, tại Lễ ký cam kết minh bạch trong sản xuất và kinh doanh cà phê diễn ra tại Hà Nội ngày 25/7chỉ có hai doanh nghiệp là Vinacafé Biên Hoà và Nescafé ký cam kết sẽ sản xuất cà phê nguyên chất và minh bạch thành phần, còn Trung Nguyên – “gã khổng lồ” của cà phê Việt và nhiều doanh nghiệp cà phê khác vẫn “im ắng”, Mê Trang thì đến tham dự và không tham gia ký kết.

Tại sao chỉ có 2 trong rất nhiều doanh nghiệp cà phê ký cam kết? Phải chăng việc minh bạch thành phần cà phê là điều không thể với nhiều doanh nghiệp? Nếu doanh nghiệp cho rằng, việc độn thêm các thành phần khác vào cà phê là vô hại, liệu doanh nghiệp có thể công khai các thành phần khác ấy trên bao bì sản phẩm? Cuối cùng là trách nhiệm của những “ông lớn”ở đâu trong vai trò dẫn dắt thị trường và xây dựng uy tín cho ngành cà phê Việt?

Cà phê nguyên liệu tại một cơ sở sản xuất cà phê bột
Cà phê nguyên liệu tại một cơ sở sản xuất cà phê bột

Vì sao chỉ có Vinacafé, Nescafé ký cam kết?

Ngày 20/7, trong buổi tọa đàm có tên Cà phê bẩn – Thực trạng và Giải pháp do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) và Báo Tuổi Trẻ đồng tổ chức tại TP.HCM, ông Nguyễn Tân Kỷ - giám đốc Vinacafe Biên Hòa đã mạnh miệng tuyên bố: “Từ sau tọa đàm này, Vinacafe sẽ nghiên cứu và sản xuất cà phê được làm từ 100% hạt cà phê nguyên chất”.

Ngày 25/7, Vinacafe là doanh nghiệp tiên phong trong ngành cà phê tham gia Lễ ký Cam kết minh bạch trong sản xuất và kinh doanh cà phê diễn ra tại Hà Nội do Vinastas tổ chức. Đơn vị này cũng cho biết, kể từ ngày 1/8 sẽ đưa ra thị trường một giải pháp mới để phục hưng hương vị nguyên bản của cà phê với các sản phẩm cà phê nguyên chất 100%. Sự cam kết của Vinacafe như một “cú hích” tích cực trong ngành sản xuất cà phê sạch tại Việt Nam, tạo động lực cạnh tranh, lấy lại uy tín thương hiệu và tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng.

Cùng tham gia ký cam kết của Vinastas còn có một ông lớn khác là Nescafé, vốn là một thương hiệu quốc tế đến từ Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, trong cuộc tọa đàm ngày 20/7, trước câu hỏi của các khách mời, Nescafé đã buộc phải thừa nhận sản phẩm cà phê Việt của mình có độn đậu nành với lý do là để phù hợp với khẩu vị và sở thích của người Việt Nam. “Nếu chúng ta chỉ cho ra đời loại cà phê nguyên chất 100% mà quên đi khẩu vị, gu thưởng thức của người Việt Nam thì liệu có phải là một định hướng nên theo đuổi hay không?” - cách trả lời của đại diện Nescafé cho thấy rõ ràng họ đang coi trọng gu tiêu thụ hơn. Như vậy, họ sẵn sàng đánh đổi cà phê nguyên chất để lấy doanh số bán hàng?

Đai diện của Nestle cũng cho biết, Nescafé được sản xuất ở các quốc gia khác trên thế giới không độn, nhưng sản xuất ở Việt Nam thì phải độn. Tuy nhiên khi được hỏi tỉ lệ đậu nành và cà phê là bao nhiêu phần trăm, đại diện Nescafé đã từ chối vì cho rằng mình chỉ có nghĩa vụ công bố cụ thể thành phần với cơ quan nhà nước, còn với người tiêu dùng thì việc công bố là “không có ý nghĩa” nhằm “bảo mật bí quyết kinh doanh”.

Đáp lại câu trả lời của Nescafé, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) nói ngay: “Nếu anh đã công bố thành phần thì chắc chắn anh phải công bố hàm lượng, chứ không thể gọi là bí quyết”.

Theo ông Quang, đã đến lúc người tiêu dùng phải được biết họ bỏ tiền ra để mua sản phẩm gì? Thành phần chất lượng ra sao, có đúng với giá trị họ bỏ ra vì không thể quy gộp cà phê nguyên chất, cà phê độn thành một tên gọi chung chung là cà phê được.

Như vậy, với tuyên bố của Nescafé, liệu trong lộ trình thực hiện cam kết, Nescafé có chấp nhận cuộc chơi minh bạch tỉ lệ các thành phần trên bao bì hay không? Nếu có thì thời gian cụ thể là khi nào? Liệu đây có phải chỉ là lời hứa suông khi rõ ràng định hướng mà Nescafé đang theo đuổi là sản xuất cà phê chiều lòng khẩu vị của người Việt mà không nhất thiết phải là cà phê nguyên chất?…

Sự im lặng khó hiểu của “gã khổng lồ” Trung Nguyên

Trung Nguyên, được xem là “cây đại thụ” của cà phê Việt, khi chiếm thị phần lớn nhất của ngành lại vắng mặt tại buổi toạ đàm ngày 20/7 và cũng không xuất hiện tại Lễ ký cam kết minh bạch trong sản xuất và kinh doanh cà phê do Vinastas kêu gọi ngày 25/7.

Sự vắng mặt liên tục của Trung Nguyên tại các sự kiện cà phê đã gây không ít sự khó hiểu với người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra: “Trung Nguyên đang ở đâu và làm gì trong bức tranh nhộn nhạo hiện nay của ngành cà phê Việt Nam?” trong khi ngoài G7, Trung Nguyên hiện đang sở hữu rất nhiều sản phẩm cà phê trên thị trường hiện nay.

Trong ma trận cà phê bẩn, nhiều ông lớn vẫn không lên tiếng trấn an người tiêu dùng

Trong ma trận cà phê "bẩn", nhiều ông lớn vẫn không lên tiếng trấn an người tiêu dùng

Trong khi câu hỏi với Trung Nguyên chưa có lời giải đáp, nhiều chuyên gia đã làm một phép so sánh: Trên thị trường hiện nay, 1kg cà phê nhân đã có giá 50.000 - 60.000 đồng. Sau khi rang xay chỉ còn lại 700g cà phê bột, cộng thêm chi phí sản xuất, đóng gói, nhân công, vận chuyển thì theo các chuyên gia, giá 1kg cà phê thành phẩm muốn bán có lời phải đội lên ít nhất gấp ba lần.

Thế nhưng một vài nhãn hàng của Trung Nguyên lại có giá rẻ “đáng ngờ”. Chẳng hạn Cà phê Chinh phục S giá 48.900 đồng/500g; Cà phê Khát vọng I giá 57.500 đồng/500g... Như vậy 1kg cà phê S hay cà phê I chỉ có giá trên dưới 100.000 đồng. Với giá thành thấp như thế, liệu trong đó có bao nhiêu phần trăm là cà phê thật sự?

Sự im lặng của Trung Nguyên có phải là sự trốn tránh trả lời “quyền được biết” của người tiêu dùng? Hay Trung Nguyên trốn tránh sự minh bạch thành phần vì không thể minh bạch?

Sự im lặng khó hiểu của Trung Nguyên khiến người tiêu dùng có quyền nghi ngờ những tuyên ngôn mạnh mẽ của Trung Nguyên về câu chuyện xây dựng thương hiệu, về triết lý kinh doanh như “Chỉ có thể là Trung Nguyên”, “Trung Nguyên No.1”, “Người Việt dùng hàng Việt”… hay về những dự án tầm cỡ cho ngành cà phê Việt.

Thiết nghĩ, Trung Nguyên cần lên tiếng về “minh bạch thành phần” trong sản phẩm cà phê của mình.




Theo cafebiz.vn
 


Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

hà nội nhận định - bình luận xuất - nhập khẩu phòng giao dịch khối ngoại thị trường niêm yết bất động sản vàng giao dịch trái phiếu bất động sản tin ngân hàng đầu tư tin thị trường giá vàng tín dụng kết quả kinh doanh việt nam lãi suất tổng hợp chứng khoán doanh nghiệp vn – index cổ phiếu lợi nhuận tài chính kinh tế nhnn kinh doanh ngoại tệ

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai